Hội hoạ và người thưởng thức

Đó cũng là lý do để các họa sĩ miệt mài sáng tạo, cho ra đời những tác phẩm phục vụ cái đời sống tinh thần ấy của con người.

Sắp tới, tại Nhà Triển lãm Hàng Bài sẽ có cuộc triển lãm mỹ thuật của nhóm họa sĩ dòng hiện thực, 3 trong số những người đang được công chúng yêu hội họa chú ý. Ba người có độ tuổi khác nhau, cùng sống tại Hà Nội, chơi thân với nhau vì có chung niềm đam mê hội họa, sử dụng lối vẽ trực họa, thích khám phá những vẻ đẹp thuộc về con người được thiên nhiên ban tặng.

Người trẻ nhất là Bùi Văn Tuất (1982) tốt nghiệp khoa sư phạm trường Đại học MT Hà Nội năm 2007, đã có triển lãm cá nhân “TUỔI THƠ NHƯ THẾ” năm 2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật VN và một số các triển lãm nhóm khác. Bùi Văn Tuất là tác giả của những bức tranh về nông thôn miền núi với những gương mặt ngây thơ của trẻ nhỏ vùng cao, góc bếp với những mảng tường trình độc đáo và ánh lửa ấm áp ngày đông, với những con vật gần gũi như con trâu, con chó con gà cùng gam màu trầm sâu lắng...

Những bức tranh của Hoạ sỹ Bùi Văn Tuất
Những bức tranh của Hoạ sỹ Bùi Văn Tuất

Người thứ hai là Họa sĩ Hải Kiên (1973) Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam. Giảng viên Đại học sư phạm Nghệ thuật TW. Tốt nghiệp thạc sĩ hội họa, Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2010. Người cũng dã tham gia các triển lãm nhóm; triển lãm mỹ thuật do Hội Mỹ Thuật Việt Nam tổ chức. Họa sĩ Hải Kiên là tác giả của các bức tranh có gam màu tươi sáng, hòa sắc sang trọng, chủ đề gần gũi như tĩnh vật, chân dung và đặc biệt là hoa. Những tác phẩm về hoa như: “Sa lem”, “Hồng bạch”, “Thủy tiên”... bút pháp tinh tế. Tranh của Hải Kiên có chiều sâu không gian và tính nhịp điệu, như một bản hòa âm đối thoại/ trò chuyện nhẹ nhàng với người thưởng ngoạn...

Và thứ ba là nhà văn Trần Thị Trường, người từng thi đỗ Đại học Mỹ thuật CN VN khóa 1973-1978 đã học và bỏ dở nửa chừng, nhiều năm theo đuổi nghề báo chí và văn chương lại quay về với hội họa sau thời gian được họa sĩ Hải Kiên hướng dẫn. Trần Thị Trường chọn tĩnh vật là đối tượng sáng tác chính, coi tĩnh vật có linh hồn và có thể “trò chuyện” trong đời sống, ngoài ra cũng có những bức về nội thất, phong cảnh và về vẻ đẹp cơ thể nữ... Trần Thị Trường cũng đã có Triển lãm cá nhân mang tên “NHỮNG CẢM XÚC BẰNG MÀU” vào tháng năm ngoái (12/2019).

Những bức tranh của nhà văn Trần Thị Trường
Những bức tranh của nhà văn Trần Thị Trường

Cả ba đều ưa sử dụng chất liệu sơn dầu trên toan, với các khổ tranh khác nhau, từ nhỏ đến trung bình lớn, họ coi Triển lãm là một cuộc gặp gỡ thi vị giữa các họa sĩ với các nhà phê bình hay những người thưởng thức hội họa. Triển lãm cũng có thể là một nơi để những nhà sưu tầm hay những người đang kiếm tìm vẻ đẹp hội họa cho những ngôi nhà thân yêu tìm được những bức tranh đúng như mong đợi của họ...

Con người luôn có những định nghĩa về hạnh phúc khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ, ai cũng kiếm tìm khạnh phúc. Điểm gặp gỡ chung nhất về hạnh phúc đó là con người phải được hưởng thụ nghệ thuật. Bạn hãy tự hỏi đã bao giờ mình say đắm một bức tranh hay tại sao đứng trước những tác phẩm hội hoạ người ta lại có cảm giác hưng phấn, mọi ưu phiền tan biến và nảy sinh một ý nghĩ: Làm thế nào để có những bức tranh trong ngôi nhà của mình? 

Bài: Ngọc Lam

Ảnh: Hoạ sỹ cung cấp

Có thể bạn quan tâm