Hội nghị thượng đỉnh EU tìm cách phục hồi kinh tế sau Covid-19: Bế tắc!

Các nhà lãnh đạo EU đang vấp phải sự bế tắc sau hơn 3 ngày tranh luận về một kế hoạch phục hồi các nền kinh tế hậu đại dịch.
Hội nghị thượng đỉnh EU tìm cách phục hồi kinh tế sau Covid-19: Bế tắc!

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn trong cách tạo ra một quỹ phục hồi khổng lồ được thiết kế để đưa châu Âu thoát khỏi nguy cơ suy thoái kinh tế nặng nề nhất kể từ Thế chiến II.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel đã nhắc nhở 27 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu rằng hơn 600.000 người đã tử vong vì Covid-19 trên toàn thế giới, và họ [các nhà lãnh đạo] phải cùng nhau đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có này. “Hy vọng của tôi là chúng ta sẽ đạt được thoả thuận và tiêu đề cho sáng mai sẽ là ‘EU hoàn thành một nhiệm vụ bất khả thi’. Đó là mong muốn chân thành của tôi… sau 3 ngày làm việc không ngừng nghỉ,” ông Michel nói trong bữa tối tại trung tâm hội nghị Brussels. 

Hội nghị thượng đỉnh EU tìm cách phục hồi kinh tế sau Covid-19: Bế tắc! ảnh 1

Nhiều nhà ngoại gia cho biết, các lãnh đạo có thể sẽ từ bỏ hội nghị thượng đỉnh EU và thử lại với một thoả thuận vào tháng tới, nhưng hiện tại các cuộc thảo luận vẫn được diễn ra vào đầu giờ sáng thứ Hai (20/7) và vẫn còn nhiều khả năng mang đến một quyết định chính thức. 

Một gói kích thích kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ euro cho quỹ EU và các ngân sách dài hạn tiếp theo đang là trọng tâm được thảo luận.

 Số tiền 750 triệu euro cho quỹ phục hồi sẽ được đưa ra bởi Uỷ ban điều hành EU, thay mặt cho tất cả các thị trường vốn. Đây cũng sẽ là một bước tiến lịch sử hướng tới sự hội nhập lớn hơn và sau đó dự kiến sẽ chuyển sang các nước chịu tác động nặng nề ở khu vực Địa Trung Hải. 

Nhận xét của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương EU (ECB) Christine cho rằng sẽ tốt hơn nếu các nhà lãnh đạo đồng thuận với một gói viện trợ “tham vọng” thay vì một thoả thuận nhanh chóng bằng mọi giá. “Một cách lý tưởng, thoả thuận của các nhà lãnh đạo nên ‘tham vọng hơn’ về quy mô và thành phần của gói viện trợ… ngay cả khi mất thêm chút thời gian.” Ý kiến của và Lagarde gợi ý rằng bà không cảm thấy quá lo lắng về khả năng của phản ứng bất lợi trên thị trường tài chính nếu hội nghị thượng đỉnh bị từ bỏ, đặc biệt là khi ECB có một ‘rương kho báu’ trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD để mua nợ chính phủ. 

Tuy nhiên, đối với một số khác, hội nghị thượng đỉnh là một thời điểm quan trọng trong gần 70 năm hội nhập của châu Âu và việc “thất bại” khi đi thoả thuận có thể khiến cả thị trường tài chính biến động và làm dấy thêm lo ngại về tương lai của khối. 

Nguồn: Reuters

Có thể bạn quan tâm