Khách hàng cần làm gì trước vấn nạn xe ôm công nghệ giả

Trước tình trạng xe ôm công nghệ giả hoặc là xe ôm công nghệ nhưng tắt ứng dụng để thu khách hàng với giá “truyền thống”, khách hàng phải có những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân cũng như túi tiề
Khách hàng cần làm gì trước vấn nạn xe ôm công nghệ giả

Xe ôm công nghệ bủa vây bến xe

Đoạn đường dọc cửa ra vào các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình (Hà Nội) ngập sắc xanh đồng phục của cánh lái xe công nghệ. Thế nhưng, không phải ai cũng là đối tác của GrabBike.

Cánh lái xe tiết lộ, tại khu vực các bến xe này, nhiều tài xế xe ôm truyền thống đang “hóa trang” thành lái xe Grab để bắt khách.

Thay vì đón khách qua ứng dụng Grab Bike trên điện thoại thông minh thì những tài xế xe ôm này lại chờ trực ngay cổng các bến xe để chèo kéo khách chẳng khác gì kiểu đón khách của xe ôm truyền thống khiến nhiều người dân bị mắc lừa.

Tình trạng này phổ biến đến nỗi, ngay cả một số người chạy xe ôm truyền thống cũng khó phân biệt ai thật, ai giả, người dân sống khu vực đó ước lượng có đến khoảng 40-50% xe GrabBike ở bến xe là giả.

Giờ cao điểm trước bến xe này có không dưới vài chục Grapbike hoạt động nhưng nếu khách hàng bật ứng dụng lên thì cũng chỉ lèo tèo vài tài xế đang bật ứng đụng để chờ khách.

Cá biệt có những Grap bike găp khách thì đề nghị được chở với giá không khác gì truyền thống, và sự hùa theo của đồng nghiệp nhiều thượng đế cũng không có sự lựa chọn khác.

Hàng chục Grap Bike hoạt động trước bến xe Giáp Bát nhưng bật ứng dụng chỉ một vài xe hoạt động

Bến xe Giáp Bát cấm các phương tiện dừng đỗ đón trả khách nên khi lực lượng công an đẹp đường cánh tài xế xe ôm chạy loạn tạo lên khung cảnh bát nháo và gây không ít nguy hiểm cho người đi đường.

“Phải thật tinh ý, làm lâu ở bến xe mới biết, chứ thường khó lòng mà nhận biết được ai thật ai giả. Nhiều tài xế Grab chỉ biết nhận cuốc xe rồi đi đến, ít để ý rằng có không ít người mặc đồng phục giống mình là do giả danh”, một người dân cho biết.

Không riêng gì bến xe Giáp Bát, các bến xe khác như Mỹ Đình hay Yên nghĩa tình trạng tương tự cũng xảy ra.

Khách hàng cần cẩn trọng

Trước tình trạng đó khách hàng nhất là khách là nữ giới cần phải có những hành động cần thiết để bảo vệ bản thân.

Khi đặt chuyến bằng điện thoại khách hàng check thông tin về tài xế, sau khi tài xế đến cần xem biển số đúng tài xế thì mới sử dụng dịch vụ.

Sau đó khách hàng cần theo dõi liệu trình tránh trường hợp tài xế đi long vòng vì mục đích riêng.

Đã có rất nhiều trường hợp xe ôm công nghệ trong quá trình chở khách vì nổi lòng tham gây ra hậu quả đáng tiếc cho khách hàng.

Đơn cử vụ việc xảy ra vào ngày 10/12/2017, chị Đ.T.T.H sinh năm1996, quê Đồng Tháp, tạm trú Q.7, bắt xe ôm công nghệ do Khánh điều khiển để đi công việc. Sau đó, Khánh giả vờ lạc đường nên chở chị H đi lòng vòng.

Một lúc sau, hắn hỏi mượn chiếc điện thoại Samsung Galaxy A5 của chị H để xem bản đồ rồi cất luôn vào túi của mình. Khi đến bãi đất trống kế số 32 đường 36, KP2, P. Bình Trị Đông B, đối tượng này bất ngờ dừng xe khống chế hãm hiếp chị H và cướp luôn chiếc điện thoại của nạn nhân.

Lượng xe ôm công nghệ thật giả lẫn lộn rất lớn khiến Giáp Bát hỗn loạn gây nguy hiểm cho người đi đường

Khách hàng cần đặc biệt cẩn trọng khi đi đêm hoặc đi những đoạn đường vắng người nhất là đối với những khách hàng là nữ giới để không gây ra những vụ việc đáng tiếc.

Rất nhiều khách hàng vì công việc phải thường xuyên di chuyển trên những đoạn đường cố định đã lưu số tài xế Grapbike tin tưởng đề khi có nhu cầu thì liên hệ trực tiếp. Cánh xe ôm công nghệ cũng rất thích vì khi có khách ngoài họ sẽ không phải trả tiền dịch vụ cho công ty.

Một Grapbike từ những ngày đầu tiên chia sẻ phía Grap Việt Nam hai lần điều chỉnh mức phí khiến đối tác gặp nhiều khó khăn vì thế để đảm bảo thu nhập nhiều tài xế đã nghĩ ra nhiều cách thức để không phải chi trả phần phí này.

Gặp những khách hàng dễ tính Grapbike sẽ nhờ họ hủy chuyến nhưng vẫn chở khách theo đơn giá và dĩ nhiên tài xế sẽ không phải thanh toán phí dịch vụ cho công ty.

Grab thật là tài xế luôn tuân thủ đúng quy định của Grab khi chở khách đó là mặc áo Grab - áo thun hoặc áo khoác, đội nón Grab và đưa cho khách nón Grab. Không mang dép lê. Khi trời mưa sử dụng áo mưa của Grab và đặc biệt là thu đúng số tiền trên ứng dụng.

Một số người có phương tiện là xe máy chỉ cần bỏ ra khoảng 200 nghìn đồng để trang bị áo khoác, mũ bảo hiểm có in logo Uber, Grab để hành nghề xe ôm công nghệ.

Có thể bạn quan tâm