Khi các chủ doanh nghiệp ngồi bên Thủ Tướng

Cái bắt tay giữa người đứng đầu Chính phủ với DN tại cuộc tọa đàm đối thoại Chính sách với 14 tập đoàn KTTN là minh chứng rõ nhất khẳng định “chưa lúc nào KTTN lại đượ
Khi các chủ doanh nghiệp ngồi bên Thủ Tướng

Chỉ 4 ngày sau cuộc tọa đàm đối thoại chính sách với 14 tập đoàn kinh tế tư nhân hồi cuối tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 842/QĐ- HĐTV ngày 3/10/2017, thành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) với 6 thành viên là những người đứng đầu các doanh nghiệp lớn đã khẳng định được vị trí trong thương trường.

Thiện chí lắng nghe và Thấu hiểu

Theo như Quyết định thành lập, Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân gắn với mục tiêu kinh tế quốc gia, chủ động thiết lập bộ máy giúp việc, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ban được hoạt động theo Quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Được hỏi về quyết định này của Thủ tướng nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo một viện nghiên cứu về kinh tế có uy tín nhận định, đây là một minh chứng nữa cho kỳ vọng phát triển kinh tế tư nhân thông qua cải thiện môi trường kinh doanh – thông điệp nhất quán, xuyên suốt của Thủ tướng ngay từ những ngày đầu nhậm chức. Đây cũng chính là quan điểm của Đảng và nhà nước ta. hội nghị Trung ương 5 đã thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, coi kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế. Tại cuộc toạ đàm cuối tháng 9, Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, “chưa lúc nào kinh tế tư nhân lại được coi trọng như thời điểm này”.

Những đóng góp, phản biện Chính sách thẳng thắn và chân thành từ những “con chim đầu đàn” trong ban nghiên cứu là kênh thông tin quan trọng, là cơ sở để Thủ tướng đưa ra những quyết định sáng suốt.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu chính phủ, trong bối cảnh khối doanh nghiệp tư nhân đông mà chưa mạnh (với 486.000 doanh nghiệp là nhỏ và siêu nhỏ, số doanh nghiệp vừa và lớn chỉ khoảng 10.000), nền kinh tế đang rất cần những doanh nghiệp lớn để dẫn dắt, tạo ra sức lan tỏa cho cả cộng đồng doanh nghiệp. những đóng góp, phản biện chính sách thẳng thắn và chân thành từ những “con chim đầu đàn” trong Ban nghiên cứu là kênh thông tin quan trọng, là cơ sở để Thủ tướng đưa ra những quyết định sáng suốt.

Thực tế, ông nguyễn Xuân Phúc không phải là người đầu tiên thể hiện thiện chí lắng nghe tiếng nói từ những tổ chức tư vấn.

Theo cố giáo sư Đặng Phong (trong cuốn sách Tư duy kinh tế việt nam, chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989 - nhà xuất bản Tri Thức), giai đoạn từ thập niên 1980 trở đi, nhất là trong thời kỳ đổi mới, hàng loạt tổ tư vấn đã được thành lập cả ở Trung ương, bộ ngành đến các địa phương. Tiểu ban cơ chế mới từng do sáu ủy viên Bộ chính trị luân phiên phụ trách để tiếp thu ý kiến từ các địa phương và cả một số giám đốc công ty. Sau đó là Tiểu ban nghiên cứu giải pháp cấp bách về tài chính - tiền tệ - giá cả (cũng trực thuộc Bộ chính trị), rồi nhóm nghiên cứu sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị thuộc hội đồng Bộ trưởng (tức chính phủ sau này)...

Với tư cách cá nhân, vào giữa năm 1980, ông Võ Văn Kiệt, khi đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng đã tổ chức CLB giám đốc với khoảng 100 thành viên ra đời, có lịch sinh hoạt định kỳ; đồng thời với hai nhóm nghiên cứu khác là văn phòng kinh tế Thành ủy TP.HCM và nhóm thứ Sáu. Khi trở thành Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt đã lập Ban nghiên cứu của Thủ tướng; Ban này được Thủ tướng Phan văn Khải tổ chức lại vào năm 1998. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau đó cũng có Tổ tư vấn kinh tế với 12 thành viên, đứng đầu là nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển...

Bản lĩnh lắng nghe

Mặc dù vậy, Thủ tướng đương nhiệm là người đầu tiên đưa vào Tổ tư vấn kinh tế của mình (gồm các cựu quan chức và các nhà nghiên cứu) tới 5 chuyên gia “có yếu tố nước ngoài” gồm các giáo sư đang giảng dạy tại Mỹ, nhật, Singapore và Pháp và TS vũ Thành Tự Anh của Đại học Fulbright việt nam, một chuyên gia phản biện chính sách có uy tín. Bên cạnh đó, như đã nêu trên, ông còn thành lập Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân gồm toàn các chủ doanh nghiệp tư nhân lớn đang trực tiếp “lặn ngụp” trong đời sống kinh tế.

Ngay cả trên thế giới, hội đồng cố vấn với thành viên toàn các doanh nhân cũng chưa phải là mô hình phổ biến. Xuất thân là một doanh nhân thành đạt, ông Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên tập hợp được quanh mình một đội ngũ các cố vấn gồm những lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Tiếc rằng “mối lương duyên” giữa ông Trump và các doanh nhân lẫy lừng này chẳng bền lâu. ngày 16/8/2017, sau khi nhiều doanh nhân tuyên bố ngừng cố vấn cho ông Trump, vị Tổng thống đã quyết định giải tán cả hội đồng cố vấn kinh doanh với một thông điệp ngắn gọn trên mạng xã hội Twitter: “Xin cảm ơn tất cả các bạn”!

Dễ thấy rằng việc đưa ra những khuyến nghị thẳng thắn cho người đứng đầu là không dễ dàng; bất đồng quan điểm ở những chừng mực khác nhau là không thể tránh khỏi. “Một người lãnh đạo nào đó có đại nghĩa, thật lòng muốn làm việc cùng với các nhân tài, trong đó có những mặt họ nổi trội hơn mình, tôn trọng các nhân tài ấy, thì sử dụng được nhân tài. “lấy lễ mà đãi” là cách nói của người xưa.

 Tôi hiểu “lễ” ở đây là sự tôn trọng chứ không phải vật chất. người lãnh đạo nào không muốn nghe những lời “nghịch nhĩ” thì khó mà sử dụng được nhân tài”, TS. vũ ngọc hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nói với báo giới.

Ở một khía cạnh khác, không thể phủ định rằng những tư vấn, khuyến nghị của các doanh nhân có cơ hội cận kề Thủ tướng có thể có ít nhiều “thiên vị” cho lĩnh vực mà mình đang hoạt động, nếu không muốn là nhằm tạo thuận lợi cho công việc của mình. Thận trọng hơn một mức nữa, vẫn ông vũ ngọc hoàng cảnh báo, tuy chưa có các công trình nghiên cứu cấp quốc gia một cách thật đầy đủ và khoa học về “lợi ích nhóm ở Việt Nam”. Tuy nhiên, qua thông tin, qua dư luận xã hội, qua nghiên cứu của một số chuyên gia và cảm nhận của nhiều người, thì tình hình “lợi ích nhóm” đã khá nghiêm trọng, tương đối phổ biến.

Để xóa bỏ mối quan ngại này, tránh xa nguy cơ “thân hữu”, người đứng đầu chính phủ ắt cần có nghệ thuật lắng nghe, chắt lọc những ý tưởng công tâm, trong sáng, đúng đắn và có tầm nhìn xa.

Đó thật sự là một thách thức, nhưng không phải là không thể. Trong tình hình cụ thể của những năm 80 thế kỷ trước, nhiều ý kiến tư vấn đã được lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước lắng nghe, dù chưa được thực hiện ngay, nhưng sau đó đã được triển khai sau thời kỳ đổi mới.

Theo Quyết định số 842/ QĐ-HĐTV thành lập Ban IV, Trưởng ban Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân là ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam. Ông Bình cũng vừa có tên trong danh sách thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, với vai trò là Phó Chủ tịch.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, Phó chủ tịch Hội đồng Nghị sự toàn cầu về ASEAN, Diễn đàn Kinh tế thế giới làm Phó Trưởng ban.

Các thành viên Ban IV còn có ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn DN tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận; ông Trần Trọng Kiên, thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch; ông Vũ Văn Tiền, thành viên Ban cố vấn Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm