Khi các nhà kinh doanh vũ khí “xoay trục”

Sự căng thẳng với Trung Quốc đã thúc đẩy việc mua vũ khí, nhất là máy bay quân sự đối với các nước trong khu vực Châu Á. Và để giành chiến thắng trong kinh doanh, các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ sẵn sà
Khi các nhà kinh doanh vũ khí “xoay trục”

Sự căng thẳng với Trung Quốc đã thúc đẩy việc mua vũ khí, nhất là máy bay quân sự đối với các nước trong khu vực Châu Á. Và để giành chiến thắng trong kinh doanh, các nhà thầu quốc phòng Hoa Kỳ sẵn sàng ”xoay trục”, đưa việc sản xuất máy bay sang Nhật Bản, Ấn Độ, đồng thời tìm kiếm các thị trường mới tại Châu Á, Đông Nam Á.

Kể từ khi lần đầu tiên được sản xuất tại một nhà máy ở Fort Worth, Mỹ vào những năm 1970, các chiếc máy bay phản lực chiến đấu đa nhiệm vụ F-16 đã là một biểu tượng của sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ. Nếu nhà sản xuất máy bay F-16, hãng Lockheed Martin, thành công trong giành chiến thắng một hợp đồng lớn ở nước ngoài, thì F-16 có thể trở thành sản phẩm mới nhất của Hoa Kỳ được bán ra nước ngoài. F-16 là một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ rất thành công. Những sản phẩm mới này của các hãng sản xuất máy bay Mỹ đang nhắm tới thị trường châu Á, nơi các nước đang bắt đầu cuộc “chạy đua vũ trang” nhằm gia tăng khả năng tự bảo vệ trước một số vấn đề nóng trong khu vực như tranh chấp biển đảo hay vấn đề Triều Tiên. Chính sách “xoay trục” sang châu Á của Mỹ chưa rõ sẽ như thế nào, nhưng các nhà sản xuất công nghiệp quốc phòng của Mỹ thì rõ ràng đã rất nhanh chân “xoay trục kinh doanh” và gặt hái thành công bước đầu. Tháng 5/2016, Tổng thống Obama công bố Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam. Kyle Springer, phó giám đốc chương trình liên kết tại Trung tâm USAsia Perth, Đại học Western Australia cho biết trước đây với mức giá quá cao của nhiều thiết bị quân sự do Hoa Kỳ chế tạo, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác gặp khó khăn khi tiếp cận, mua một số thiết bị quân sự nền tảng. Nhưng giờ đây khi các doanh nghiệp thiết bị quân sự Hoa Kỳ có doanh số đi ngang, sụt giảm nên họ sẽ phải đi đến châu Á tìm kiếm thị trường. Thị trường châu Á trở nên “nóng” Hãng Lockheed đang cố gắng đạt được một hợp đồng bán máy bay chiến đấu cho Ấn Độ, đây là một phần trong kế hoạch của Thủ tướng Narendra Modi để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của nước này trị giá 150 tỷ đôla. Để hấp dẫn với phía mua, hãng Lockheed sẵn sàng chuyển việc sản xuất F-16 sang đất nước khách hàng. Ông Randall Howard, Giám đốc phát triển kinh doanh hàng không tại Lockheed nói rằng hãng Lokheed đang thúc đẩy Ấn Độ thành trung tâm của cơ sở cung cấp máy bay. Các đối thủ của Lockheed là hãng Boeing và Saab đã thực hiện chiến lược cung cấp tương tự để chuyển việc sản xuất sản phẩm sang Ấn Độ. Những đề nghị đó cho thấy độ quyết tâm của các nhà cung cấp thiết bị quân sự Hoa Kỳ, sẵn sàng thực hiện nhằm giành được khách hàng trên toàn thế giới. Với việc Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mỹ) bị cắt giảm chi phí quân sự từ năm 2013, các nhà thầu quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ đang tìm kiếm các thị trường mới. Khách hàng nước ngoài chiếm tới 24% tổng doanh thu của 5 nhà sản xuất thiết bị quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ trong năm 2015, theo ước tính của công ty Bloomberg Intelligence. Con số này tăng cao so với mức 16% năm 2009. Năm ngoái, doanh số bán thiết bị quân sự ra nước ngoài tăng 10 phần trăm, trong khi doanh thu tại Hoa Kỳ giảm 2,4%. Công ty chuyên về vũ khí, thiết bị quân sự Raytheon dự kiến doanh thu quốc tế chiếm 35% doanh thu trong năm 2016, tăng cao so với mức 31% năm ngoái. Giám đốc tài chính Toby O'Brien nói, chiến lược tăng trưởng toàn cầu của Raytheon tiếp tục thực hiện tốt với lượng đơn đặt hàng thực sự mạnh mẽ. Ấn Độ gia tăng hợp tác với Mỹ Châu Á đang mua máy bay chiến đấu, khi các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam phải ứng phó với động thái của Trung Quốc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở các vùng biển Đông và Nam Trung Quốc. Ấn Độ, nước có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan cũng quan tâm lớn đến khí tài quân sự của Mỹ. Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí cầm tay lớn nhất thế giới, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Và Ấn Độ phụ thuộc vào nhập khẩu cho 60% nhu cầu quốc phòng của mình. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ là một khách hàng đáng tin cậy với vũ khí, thiết bị quân sự do Nga chế tạo nhưng bây giờ với chính sách cởi mở hơn của chính phủ Hoa Kỳ nên Ấn Độ có thể mua vũ khí, thiết bị quân sự từ nước này. Hãng Lockheed Mỹ đã xây dựng nhà máy làm cabin cho máy bay trực thăng S-92 cũng như phần đuôi cho máy bay vận tải C-130J của công ty ở Ấn Độ. Hiện đang có thêm nhiều cơ hội cho các nhà thầu của Hoa Kỳ khi Thủ tướng Ấn Độ Modi đang cố gắng hiện đại hóa quân đội. Nhật – Hàn, cũng tham gia “chạy đua vũ trang” Bên cạnh đó, tất cả các nước Châu Á lo lắng về việc không thể đoán trước hành động của Bắc Triều Tiên, nhất là các vụ bắn tên lửa gần đây xuống các vùng biển xung quanh và thử vũ khí hạt nhân mới đây. Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe quan ngại sâu sắc về các hành động này. Ngày 31/8/2016, Thủ tướng Abe công bố ngân sách quốc phòng mới nhất của Nhật Bản, đề xuất tăng chi tiêu 2,3%, mức tăng hàng năm thứ năm liên tiếp cho lực lượng quân đội Nhật Bản. Nhật Bản là khách hàng lớn nhất với các nhà thầu quân sự của Hoa Kỳ trong năm 2013, 2014, theo thống kê của công ty Bloomberg. Nhật Bản đã chi 36,5 tỷ đôla để mua các loại khí tài quân sự bao gồm máy bay, tên lửa, thiết bị điện tử quân sự và các thiết bị khác. Hãng Lockheed nhận được đơn đặt hàng để cung cấp Nhật Bản 42 máy bay chiến đấu F-35 và hầu hết chúng được lắp ráp tại Nagoya, Nhật Bản. Năm 2015, Hàn Quốc chi tiêu quốc phòng chiếm 2,6% tổng sản phẩm quốc nội, ở mức cao hơn so với Nhật Bản, Trung Quốc và Tổng thống Park Geun Hye dự định sẽ tiếp tục chi tiêu nhiều hơn. Tháng 10/2015, bà đã thông báo việc tăng ngân sách chi tiêu quân sự lên 4%, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung trong chi tiêu của chính phủ. Trong một động thái khiến Trung Quốc tức giận, Hàn Quốc đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn tầm cao THAAD do hãng Lockheed sản xuất. Bắc Kinh nói rằng radar của hệ thống tên lửa có thể vươn đến Trung Quốc và đe dọa an ninh nước này.

Châu Á đang mua máy bay chiến đấu, khi các quốc gia như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam phải ứng phó với động thái của Trung Quốc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở các vùng biển Đông và Nam Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tất cả các nước Châu Á lo lắng về việc không thể đoán trước hành động của Bắc Triều Tiên, nhất là các vụ bắn tên lửa gần đây xuống các vùng biển xung quanh và thử vũ khí hạt nhân mới đây.

Ấn Độ, nước có tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan cũng quan tâm lớn đến khí tài quân sự của Mỹ. Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí cầm tay lớn nhất thế giới, theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Hoa Chi

Có thể bạn quan tâm