Không có đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc đàm phán thương mại sau hai ngày thảo luận và cả hai bên đã không đạt được đột phá nào, diễn biến thậm chí còn xấu đi khi 2 bên có nhiều động thái leo thang,
Không có đột phá trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Theo Reuters cập nhật ngày 24/8, Mỹ và Trung Quốc kết thúc hai ngày đàm phán thương mại vào 23/8 và thảo luận về “cách để đạt được sự công bằng, cân bằng và có đi có lại trong mối quan hệ kinh tế, bao gồm giải quyết các vấn đề cấu trúc ở Trung Quốc".

Phát ngôn viên Nhà Trắng Lindsay Walters cho biết hai bên đã trao đổi cách thức nhằm đạt được công bằng, cân bằng và sự có đi có lại trong quan hệ kinh tế. Bà Walters cho biết hai bên cũng đã thảo luận cách thức giải quyết các vấn đề cấu trúc ở Trung Quốc bao gồm các chính sách chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ của nước này.

Theo bà Walters, các thành viên trong đoàn đàm phán của Mỹ sẽ báo cáo lên lãnh đạo của mình về nội dung đàm phán.

Đây là vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ đầu tháng 6/2018 nhằm tìm ra một giải pháp cho vấn đề tranh chấp thương mại và thuế quan giữa hai nước.

Trong khi đó xung đột thương mại leo thang với vòng trừng phạt mới của hai nước đánh thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa của nhau chính thức có hiệu lực từ ngày 23/8.

Cụ thể, Washington áp dụng lên 279 hạng mục hàng hóa bao gồm chất bán dẫn, nhựa, chất hóa học và trang bị đường sắt – được cho là sản phẩm có lợi từ kế hoạch “Made in China 2025” của Bắc Kinh nhằm khiến Trung Quốc trở nên cạnh tranh trong các ngành công nghệ cao. Ngay sau đó, danh sách của Trung Quốc cũng trả đũa bằng việc áp thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.

Không những vậy, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã trình đơn khướu nại lên Tổ chức thương mại thế giới về các mức thuế của Mỹ đối với Trung Quốc. Hiện hai nước đã đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa của nhau và dọa sẽ áp thuế đối với phần còn lại của thương mại song phương. Các biện pháp đánh thuế trả đũa giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm dấy lên lo ngại về các tác động đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 

Có thể bạn quan tâm