Khủng hoảng cũng là cơ hội cho thị trường chứng khoán

Theo chuyên gia chứng khoán, TS Nguyễn Hồng Điệp, khủng hoảng lần này là rất to lớn nhưng đi liền với nó cũng là cơ hội "10 năm chưa gặp". Chỉ cần giữ vững nguyên tắc, chuẩn bị tốt, vượt qua những tâm lý tầm thường, sự thành công sẽ đến.
Khủng hoảng cũng là cơ hội cho thị trường chứng khoán

Cũng theo ông Điệp, việc chỉ số Vn-Index đang ở quanh mức 700 điểm cũng là hết sức bình thườngm thể hiện đúng bức tranh của nền kinh tế chung. Trong tháng 3 vừa qua là tháng mà chỉ số thị trường giảm sâu nhất nhưng giá trị giao dịch bình quân lại đạt con số ấn tượng 5.600 tỷ đồng mỗi phiên. Động thái bán ròng liên tiếp của khối ngoại cũng không phải là tiêu cực khi thị trường luôn có đủ lực "cân" lại.

Có nhiều nguyên nhân để khối ngoại bán ròng nhưng đợt vừa qua có thể do họ hành động theo nguyên tắc và thuật toán đã được xây dựng trước. Một điều đáng mừng là dù bán ròng nhưng nhu cầu ngoại tệ không tăng, đồng nghĩa với việc có thể tiền vẫn đang được giữ tại thị trường và chờ thời cơ giải ngân trở lại.

Dịch bệnh Covid-19 là thứ không ai có thể lường trước được nên muốn chiến thắng thị trường nhà đầu tư luôn cần phải ghi nhớ nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến", chuẩn bị trước các phương án phòng vệ, giữ vị thế đầu tư thì cơ hội năm 2020 là rất to lớn.

Ông Điệp cũng đưa ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán quý II và cả năm 2020. Theo đó, trong kịch bản tích cực, dịch bệnh sẽ được khống chế vào khoảng giữa tháng 5/2020, thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trước.

Theo đó, chỉ số Vn-Index sẽ có cú hồi 150 điểm lên vùng 800 điểm, sau đó là thời gian bộc lộc khó khăn của doanh nghiệp thị trường sẽ lại điều chỉnh, giao dịch chủ yếu quanh mức 720-750 điểm và kết thúc năm 2020, Vn-Index đạt trên 700 điểm.

Kịch bản tiêu cực hơn là dịch được khống chế muộn hơn, xã hội mất nhiều nguồn lực và thời gian. Chỉ số Vn-Index sau những đợt sóng hồi ngắn, sẽ tiếp tục dò đáy mới và có thể sẽ về đến 520 điểm. Kết thúc năm 2020, Vn-Index đạt khoảng 600 điểm.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, thị trường chứng khoán được ví như "hàn thử biểu" của nền kinh tế,  khi kinh tế khó khăn, chứng khoán cũng sẽ gặp nạn. Sau dịch lệ lần này, chứng khoán sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi. Thay đổi từ phương thức đầu tư, mô hình dịch vụ cho đến "lớp" nhà đầu tư. Việc coi chứng khoán là "dịch vụ thiết yếu" đã đánh dấu một điểm tiến bộ của lãnh đạo UBCKNN và Chính phủ, củng cố niềm tin cho giới đầu tư.

Trong bất kỳ kịch bản nào, sẽ có dòng bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cũng vẫn có dòng được hưởng lợi. Rõ ràng, những dòng như Bán lẻ, Nông nghiệp, Thủy sản, sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Những dòng "trung dung" hơn như Ngân hàng, BĐS, Xây dựng, sẽ phải nỗ lực rất nhiều sau dịch. Còn ngành được hưởng lợi nhiều nhất sẽ là Bảo hiểm, Y tế, Công nghệ.

Có thể bạn quan tâm