Kiểm soát "tê liệt", Phạm Công Danh "rút ruột" VNCB cho vay sân sau

Vụ án sai phạm tại ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB, nay là CBBank) là đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam, lên tới 9.100 tỷ đồng. Hiện, vụ án được đưa ra xét xử
Kiểm soát "tê liệt", Phạm Công Danh "rút ruột" VNCB cho vay sân sau

Vụ án sai phạm tại ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB, nay là CBBank) là đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam, lên tới 9.100 tỷ đồng. Hiện, vụ án được đưa ra xét xử công khai, hé lộ những lý do khiến cho VNCB bị mua giá 0 đồng.

Ngày 19/7, Tòa án Nhân dân Tp.HCM bắt đầu phiên xét xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh và 35 bị cáo chủ chốt, gây ra nhiều sai phạm, rút hàng chục nghìn tỷ đồng của ngân hàng VNCB trong giai đoạn 2012-2014. Rút “khống” 5.200 tỷ đồng Theo cáo trạng, với vai trò Chủ tịch VNCB, ông Phạm Công Danh bị cáo buộc hai tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”; “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Những sai phạm này đã gây thiệt hại cho ngân hàng lên tới 9.100 tỷ đồng. Được biết, tháng 5/2013, ông Danh cùng nhóm cổ đông đã tham gia góp vốn và tái cấu trúc ngân hàng Đại Tín (Trust Bank), với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng. Khi ấy, ông Phạm Công Danh cũng tuyên bố sẽ tăng vốn TrustBank từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng, thay đổi tôn chỉ, mục đích hoạt động, đổi tên thành ngân hàng Xây dựng Việt Nam- VNCB. Thậm chí, VNCB dự định tung ra gói tín dụng 50.000 tỷ đồng để “giải cứu” thị trường bất động sản… Sau khi được chấp thuận chủ trương tái cơ cấu, VNCB bị đặt vào tình trạng kiểm soát và mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên phải có ý kiến của Tổ giám sát NHNN đặt tại đây. Thế nhưng, VNCB đã bị “rút ruột” hàng chục nghìn tỷ đồng một cách chóng vánh, dễ dàng mà không bị phát hiện.

Phiên tòa sơ thẩm xét xử Phạm Công Danh và 35 bị cáo sáng ngày 19/7/2016 tại toà án nhân dân TP.HCM

Cáo trạng của Viện kiểm sát cho hay, từ ngày 28/12/2012 đến 11/3/2014, ông Danh đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc tập đoàn Thiên Thanh, lập khống các bộ hồ sơ kinh doanh, mua bán vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật… để rút tiền của VNCB, đem trả nợ, chi tiêu. Cụ thể, ông Danh chỉ đạo cấp dưới, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh (quận 10, Tp.HCM) gây thiệt hại 581,6 tỷ đồng. Tài sản khu đất tại Tp.Đà Nẵng được định giá chỉ với 2.000 tỷ đồng nhưng thế chấp vay VNCB tới 5.000 tỷ đồng. Ông Danh đã chỉ đạo rút 5.190 tỷ đồng tại VNCB nhưng không được sự đồng ý và không có chữ ký của chủ tài khoản Trần Ngọc Bích, rút 300 tỷ đồng tại VNCB không có hồ sơ vay; chỉ đạo việc phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB 903 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Danh còn chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Thiên Thanh, chuyển khoản hoặc rút tiền mặt 4.700 tỷ đồng để trả nợ cho BIDV 2.600 tỷ đồng và làm việc cá nhân khác. Chỉ tính riêng trong vụ án này, bị cáo Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 9.100 tỷ đồng cho VNCB chỉ trong vòng 17 tháng. Số thiệt hại còn lớn hơn vì cơ quan chức năng đã tách hành vi rút hơn 6.630 tỷ đồng của VNCB đem gửi tại ba ngân hàng (nhằm bảo lãnh 29 lượt vay của các công ty nhà ông Danh) sang vụ án khác, mở rộng điều tra. Cho vay công ty “sân sau” Khi đại án tại VNCB được đưa ra ánh sáng, dư luận không khỏi bất ngờ về những sai phạm có tính hệ thống, nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đã diễn ra trong gần hai năm khi nhóm cổ đông tập đoàn Thiên Thanh tham gia tái cơ cấu TrustBank. Điều khó hiểu hơn là, quá trình tái cơ cấu VNCB được đặt dưới sự kiểm soát của NHNN với một tổ giám sát “nằm vùng” tại đây, mà vẫn để cho nhóm Phạm Công Danh tung hoành, rút hàng nghìn tỷ. Không có bất kỳ cảnh báo nào được đưa ra, cũng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời dẫn tới thiệt hại quá lớn. Khi hoạt động kiểm soát bị “tê liệt”, nhóm cổ đông Phạm Công Danh đã dễ dàng thực hiện hàng loạt phi vụ cho vay công ty “sân sau” để rút tiền ngân hàng. Đơn cử: ông Danh chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng khống cho ngân hàng thuê mặt bằng với hai công ty của mình để chuyển hơn 600 tỷ đồng, chạy lòng vòng qua các tài khoản cá nhân, sau đó rút ra trả nợ cho 6 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và tiền chăm sóc khách hàng. Tháng 5/2013, ông Danh chỉ đạo thực hiện ủy thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt để mua 900 tỷ đồng trái phiếu do Tập đoàn Thiên Thanh phát hành, rút tiền chuyển cho ông Danh chi tiêu riêng… Những phi vụ làm ăn, cho vay, rút tiền còn liên quan tới hàng chục ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân với 130 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án này. Trong đó, có nhiều đại gia nổi tiếng như: ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương (tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Nguyễn Thị Như Loan, ông Nguyễn Quốc Cường, tập đoàn Đức Long Gia Lai, Nhà Quốc Cường... Cùng dính líu còn có hàng loạt ngân hàng như: Sacombank, Liên Việt, Eximbank, Oceanbank, VIB, Vietinbank, ACB, Vietcombank, BIDV, Agribank.

Theo Hải Hà/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm