Làm gì với 244 nghìn tỷ nợ xấu "nhập kho" VAMC?

Đến cuối tháng 4/2016, công VAMC đã mua được khoảng 24.556 khoản nợ với tổng dư nợ gốc là 244.082 tỷ đồng, song phần lớn nợ vẫn nằm "chất đống" tại sổ sách của VAMC. Kết quả xử lý nợ xấu quá thấp, khi
Làm gì với 244 nghìn tỷ nợ xấu "nhập kho" VAMC?

Đến cuối tháng 4/2016, công VAMC đã mua được khoảng 24.556 khoản nợ với tổng dư nợ gốc là 244.082 tỷ đồng, song phần lớn nợ vẫn nằm "chất đống" tại sổ sách của VAMC. Kết quả xử lý nợ xấu quá thấp, khi mà lượng thu hồi nợ "chẳng thấm vào đâu".

Tốc độ mua nợ xấu của VAMC dường như đang bị chậm lại, phần nợ mua thêm tăng không đáng kể. Trước đó, cơ quan Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTC) cho biết, đến cuối năm 2015, công ty VAMC đã mua được 243.335 tỷ đồng nợ xấu, vượt kế hoạch mua nợ đề ra và giúp giảm tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống xuống 2,9% dư nợ. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2016, VAMC mới chỉ thu gom thêm được vỏn vẹn… 747 tỷ đồng(!?). Trong khi đó, thông tin từ các tổ chức tín dụng (TCTD) cho thấy kế hoạch bán nợ cho VAMC năm nay vẫn rất lớn, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. 90% nợ xấu vẫn “bất động” Trong cuộc làm việc với công ty VAMC cuối tháng 4/2016, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tỏ ra đồng cảm với lãnh đạo VAMC khi đơn vị này phải gánh trọng trách đứng ra xử lý nợ xấu cho các TCTD trong giai đoạn tái cơ cấu 2012-2015 gian nan vừa qua. Phó Thủ tướng cũng cho biết vấn đề xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện được Chính phủ rất quan tâm, nỗ lực giải quyết. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT công ty VAMC, báo cáo rằng từ khi ra đời đến nay, công ty đã mua được 24.556 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc là 244.082 tỷ đồng và giá mua là 208.636 tỷ đồng._ VAMC đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung và xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ, cơ chế mua bán nợ theo giá thị trường. Nợ xấu đã được đánh giá, phân loại để có hướng xử lý phù hợp… Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, kết quả xử lý thu hồi nợ xấu vẫn còn rất khiêm tốn. Theo báo cáo của VAMC, đến cuối năm 2015, công ty phối hợp với các TCTD, khách hàng chỉ thu hồi được 17.757 tỷ đồng nợ xấu. Lũy kế từ năm 2013 đến ngày 31/12/2015, tổng số thu hồi nợ đạt 22.783 tỷ đồng (bao gồm thu từ bán nợ, bán tài sản bảo đảm…). Tức số thu hồi được chỉ chưa đầy 10% tổng số nợ xấu mua về, vậy còn 90% nợ xấu vẫn đang nằm “bất động” trong kho của VAMC? “Hiệu quả xử lý nợ xấu chưa như mong muốn, nếu không có cơ chế kiểm soát, quản trị tốt thì có khả năng gia tăng nợ xấu trở lại”- Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói. Cơ chế nào “giải phóng” nợ xấu? Mới đây, Chính phủ cũng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện đề án xử lý nợ xấu của các TCTD nhằm đề xuất xây dựng đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng giai đoạn 2016 - 2020. Đề án này cần đưa ra các giải pháp về pháp lý, thể chế, phát triển thị trường mua bán nợ, tăng cường phối hợp liên ngành và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của công ty VAMC… Quá trình thực hiện mua bán, xử lý nợ xấu cũng bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế mà bản thân VAMC với “quyền năng” chưa hoàn thiện khó lòng xử lý được. Đơn cử: VAMC chưa thực sự có cơ chế chủ động trong công tác xử lý nợ xấu về quyền tự đấu giá, đối tượng được phép mua nợ chưa quy định rõ ràng, chưa có cơ sở định giá khoản nợ… Chính phủ đã đưa ra Nghị định 53 quy định rất rõ về điều kiện, đối tượng mua bán nợ xấu, điều kiện đối với các khoản nợ mà VAMC được phép mua… để làm cơ sở cho các bên liên quan giao dịch. Trong đó, VAMC mua nợ xấu “có chọn lọc” theo 5 tiêu chí, gồm: khoản nợ phải có tài sản bảo đảm, nợ của doanh nghiệp còn hoạt động, nợ xấu hợp pháp… Khi bán nợ cho VAMC, các ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro 20% và sau 5 năm, trích đủ 100% khoản nợ. Dù đã bán nợ, nhưng ngân hàng vẫn có trách nhiệm thu hồi, xử lý nợ xấu. Quy định rõ ràng là vậy, song thực tế triển khai lại vấp phải vô vàn khó khăn, rào cản do cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, thiếu thống nhất, xử lý tài sản bảo đảm gặp vướng mắc pháp lý… Nếu chỉ nhìn vào bức tranh các ngân hàng “xếp hàng” dài bán nợ cho VAMC với số nợ “mua gom” lên tới hơn 244.556 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh về dưới 3%… thì VAMC đang là công cụ tuyệt vời cho bài toán nợ xấu. Song kết quả thu hồi nợ lại chưa tương xứng và cũng ít ngân hàng công bố số liệu nợ thu hồi được. Một số ngân hàng có tiến độ bán nợ xấu gấp gáp, như: BIDV bán nợ cho VAMC với hơn 8.000 tỷ đồng (tại thời điểm tháng 8/2015) và đến cuối năm 2015 ước chừng có khoảng 22.000 tỷ đồng trái phiếu VAMC (theo công ty chứng khoán Tp.HCM). Ngân hàng đã bán đi lượng nợ xấu rất lớn, nhưng quy mô nợ xấu vẫn cứ “phình” to thêm theo tốc độ tăng trưởng tín dụng mới hàng năm, nhất là quy mô nợ nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) cũng tăng gấp 2-3 lần năm trước. Vấn đề hiệu quả thực sự của hoạt động bán mua bán nợ xấu có lẽ cần phải được đánh giá lại.

Hải Hà 

Theo Thời báo Kinh Doanh

 

Có thể bạn quan tâm