Làm thế nào để tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phí để đầu tư cho phát triển xã hội?

Hôm qua (14/1), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phân bổ Ngân sách trung ương năm 2019. Nhiều Đại biểu Quốc hội đã có những góp ý thẳng thắn về việc làm thế nào để Nghị quyết đạt hiệu quả t
Làm thế nào để tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phí để đầu tư cho phát triển xã hội?

Theo đại biểu Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị: “Để thực hiện chống thất thu cũng như đảm bảo thực hiện dự toán Ngân sách nhà nước năm 2019 cần phải quan tâm thực hiện triển khai trong thực tiễn, đặc biệt cần tránh đầu tư dàn trải manh mún”.

Thực trạng một số công trình còn xây dựng dở dang đã đầu tư rồi nhưng đến nay bị cắt đi và bỏ quên, đây chính là vấn đề rất lãng phí. Để quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cần rà soát lại các doanh nghiệp có vốn nhà nước và cần phải có chế tài, đặt ra những tiêu chí đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm đối với Nhà nước tương xứng với tài sản nguồn lực của Nhà nước đã đầu tư. Đối với các doanh nghiệp FDI cần rà soát lại các quy định trong luật để tránh các tình trạng chuyển ra và trốn thuế.

"Bên cạnh đó trong tiến trình cổ phần hóa, cần đánh giá hiện trạng đất đai trong quá trình cổ phần để tránh thất thu ngân sách nhà nước. Cần tăng cường phòng chống gian lận thương mại, nhất là buôn bán gian lận thương mại trong tiểu ngạch.

Cuối cùng là cơ chế khoán thuế cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh doanh, các hoạt động kinh doanh qua mạng cũng đang khó quản lý thuế. Đó là những khoản thu đang có lỗ hổng trong quản lý thuế cần được rà soát kỹ lưỡng để tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phí để đầu tư cho phát triển xã hội. Đại biểu Hồng nêu quan điểm.

Góp ý về vấn đề chống thất thu ngân sách, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế: "Nghị quyết của Quốc hội quy định phân bổ Ngân sách trung ương năm 2019 đã giao nhiệm vụ thu chi Ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đó là phân bổ vốn cho các chương trình, dự án có hiệu quả, có kế hoạch, cắt giảm vốn với dự án triển khai chậm, bổ sung vốn cho các dự án có khối lượng hoàn thành cao. Đồng thời tập trung triển khai nâng cao tiến độ đúng chất lượng, hoàn thành các chương trình dự án quan trọng quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu tư dang dở'.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công khai báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển của các chương trình mục tiêu và kinh phí sự nghiệp còn lại của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích.

Bên cạnh đó đại biểu Y Khút Niê, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk cho rằng: “Việc phân bổ ngân sách trung ương cơ bản đã đáp ứng được Luật Ngân sách nhà nước, trong đó, Chính phủ đã phân bổ vốn cho các chương trình dự án có hiệu quả, có kế hoạch cắt giảm vốn đối với các dự án triển khai chậm, bổ sung vốn đối với những dự án có khối lượng hoàn thành cao, bảo đảm không dư thừa nguồn vốn. Đây chính là những giải pháp hiệu quả nguồn vốn được phân bổ. Tuy nhiên việc phân bổ ngân sách cũng cần chú trọng đến các chương trình mục tiêu quốc gia nhất là đối với các địa phương còn nhiều khó khăn”.   

>> Quốc hội quyết chi ngân sách Trung ương 2019 hơn 1 triệu tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm