Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi"

Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) Việt Nam đang được dự báo sẽ đột biến nhờ nhóm hàng hóa từ khu vực doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và thoái vốn. Các động thái đang rất tích cực từ cả Chính phủ
Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi"

Hàng lên kệ

Ông Masanori Tsukahara và ông Shouhei Siguta, cố vấn pháp luật của Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam gần như là những người khách cuối cùng trong danh sách của Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2017.

Họ đã phải kiên nhẫn ở danh sách chờ, vì số lượng khách của Diễn đàn đã vượt quá dự kiến của Ban tổ chức. “Chúng tôi muốn nghe trực tiếp những thông tin mới nhất về thị trường M&A Việt Nam vì các nhà đầu tư Nhật Bản đang rất quan tâm, nhất là tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ Việt Nam”, ông Masanori Tsukahara chia sẻ lý do.

Nhiều nhà đầu tư cũng đã tìm đến Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2017 cũng vì mục tiêu này và họ đã không thất vọng.

Thậm chí, họ còn tin rằng, với những thông tin ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đưa ra, thị trường M&A Việt Nam sẽ có sóng lớn ngay trong cuối năm 2017. Ngay chính ông Tiến cũng chia sẻ quan điểm này khi cho rằng, Chính phủ đã đi trước 1 bước khi công bố rõ nguồn hàng và cam kết sửa đổi các vướng mắc pháp lý còn tồn tại.

“Đang có 2 nguồn hàng cho thị trường M&A Việt Nam đến từ khu vực doanh nghiệp nhà nước. Một là, doanh nghiệp nhà nước trong diện cổ phần hóa. Hai là, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước trong danh sách thoái vốn. Cả hai danh sách này đều vừa được công bố, gồm cả tên doanh nghiệp, tỷ lệ thoái vốn và thời gian thực hiện”, ông Tiến nói.

Cụ thể, trong năm 2017, trong số 44 doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, có những thương hiệu được cho là hàng “hot” như Tổng công ty thuốc lá (Vinataba), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM), Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2)...

Năm 2018 sẽ có MobiFone, Genco 1,2,3… Trong danh sách thoái vốn, không thể không nhắc tới Vinamilk, Habeco, Sabeco đều trong kế hoạch của năm 2017. Các phương án thoái vốn của 2 đại gia trong ngành bia sẽ phải trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2017.

Riêng Vinamilk đã chốt lịch vào tháng 10/2017, với số cổ phần Nhà nước dự kiến sẽ bán là 48,33 triệu cổ phiếu, tương đương 3,3% vốn tại doanh nghiệp này. Sau đợt bán này, vốn Nhà nước tại Vinamilk sẽ còn khoảng 36%.

Cùng với đó, danh sách 132 doanh nghiệp thoái vốn thuộc trách nhiệm của SCIC cũng đã được Chính phủ phê duyệt, trong đó có nhiều doanh nghiệp đang niêm yết như Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacontrol, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Vinaconex, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Công ty cổ phần Nhựa Tiền Phong, Công ty cổ phần Dược Hậu Giang…

“Tôi tin các nhà đầu tư quan tâm đến các nguồn hàng từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước sẽ thỏa mãn với các danh mục này. Trước đây, khi đến làm việc với chúng tôi, câu đầu tiên họ hỏi là năm nay doanh nghiệp nào sẽ cổ phần hóa, sẽ thoái vốn. Lần này, danh mục được công bố theo từng năm để các nhà đầu tư nghiên cứu sớm”, ông Tiến cho biết.

Cũng phải nói thêm, khi danh mục được công bố, các doan nghiệp trong danh mục và đại diện chủ sở hữu nhà nước sẽ chịu áp lực cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp, bắt đầu tư công khai thông tin theo yêu cầu. Điều này đồng nghĩa với sự cải thiện đáng kể của chất lượng “hàng hóa” – chính là hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Không dừng lại ở việc công khai nguồn hàng, ông Tiến cho biết Chính phủ đã yêu cầu sửa đổi ngay các vướng mắc về thủ tục, quy định để thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn. “Có hai điểm đang được sửa sẽ có tác động lớn tới thị trường.

Một là, sẽ cho phép các công ty tư vấn định giá quốc tế tham gia xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Hai là, sẽ xác định một số ngành, lĩnh vực cần kêu gọi cổ đông chiên lược, còn lại sẽ mở rộng thu hút các nhà đầu tư. Gỡ hai điểm này, tôi tin là cửa cho các nhà đầu tư sẽ rất rộng”, ông Tiến nhận định.

Sóng nổi

Là một trong những chuyên gia kinh tế chuyên về doanh nghiệp, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh té Trung ương, đang nhìn thấy cơ hội của thị trường từ chính những động thái của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước. “Ai cũng hiểu, giới đầu tư – nhất là các nhà đầu tư quan tâm đến hình thức M&A – sẽ chỉ thực sự xuống tiền khi họ cảm thấy an toàn.

Thị trường an toàn hay không - các nhà đầu tư sẽ tự định đoạt trên kinh nghiệm thị trường. Điều họ cần hỗ trợ là sự an toàn về pháp lý. Khi các thông tin về cổ phần hóa, thoái vốn được công khai, bao gồm cả danh mục và các quy định liên quan, nhiều nhà đầu tư nói với tôi, họ đã nhìn thấy cơ hội của mình”, ông Hiếu trao đổi sau khi rời Diễn đàn M&A Việt Nam 2017. Không phải chỉ các nhà hoạch định chính sách cảm nhận được điều này.

Ông Lê Viết Anh Phong, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn tài chính, Deloitte Việt Nam, nhìn nhận, sự minh bạch, công khai từ Chính phủ, từ các cơ quan quản lý nhà nước sẽ thúc đẩy, thậm chí ép buộc các doanh nghiệp phải minh bạch, công khai theo đúng chuẩn mực.

Mỗi năm ông Phong tư vấn khoảng 40 giao dịch, có thất bại, có thành công, nên ông thực sự hiểu tác động của các động thái trên. “Có những thương vụ doanh nghiệp kêu theo mãi mà không biết bao giờ có thể khởi động được. Bản thân chúng tôi cũng không trả lời được khi nào thì kế hoạch thoái vốn chính thức bắt đầu.

Có hai điểm đang được sửa sẽ có tác động lớn tới thị trường. Một là, sẽ cho phép các công ty tư vấn định giá quốc tế tham gia xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Hai là, sẽ xác định một số ngành, lĩnh vực cần kêu gọi cổ đông chiên lược, còn lại sẽ mở rộng thu hút các nhà đầu tư. Gỡ hai điểm này, tôi tin là cửa cho các nhà đầu tư sẽ rất rộng.

Mọi việc đã thay đổi. Lúc này, giới đầu tư sẽ chỉ còn việc là tìm nguồn hàng phù hợp cho chiến lược kinh doanh của mình”, ông Phong nói. Thậm chí, các động thái tích cực đang khiến ông Danny Le, Giám đốc cấp cao Phát triển Kinh doanh Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch Masan Nutri-Science, cho rằng, giao dịch M&A tại Việt Nam sẽ tăng từ 2-3 lần trong 5 năm tới.

Song, nguồn hàng phù hợp không phải dễ tìm. Trở lại mối quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia Diễn đàn M&A 2017, điều họ chờ đợi là tính pháp lý của các doanh nghiệp hoặc các món hàng đang được chào bán trên thị trường M&A.

Các nhà đầu tư Nhật Bản không muốn phải xử lý bất cứ cái gì liên quan đến pháp lý. Ví dụ, nếu tham gia M&A trong lĩnh vực bất động sản, họ sẽ chờ đến khi có đất sạch, dự án phải xong đến bù, giải phóng mặt bằng.

Tương tự, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng bắt đầu thực thi từ ngày 15/8/2017 (hiệu lực trong 5 năm) sẽ rất khó hấp dẫn giới đầu tư nếu các vấn đề pháp lý về tài sản đảm bảo không được rõ ràng, minh bạch trước khi đưa ra thị trường.

“Tài sản đảm bảo cho nợ xấu của các ngân hàng không phải là tài sản xấu, đây là cơ hội cho thị trường M&A cực kỳ sôi động trong thời gian ít nhất 5 năm tới. Nhưng nhà đầu tư sẽ không chấp nhận rủi ro nếu các vấn đề pháp lý không được giải quyết trước”, ông Hiếu chia sẻ quan điểm.

Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi" ảnh 1

Dự báo, sống sẽ nổi trong phân khúc nhà ở tại TP.HCM, Hà Nội; bất động sản nghỉ dưỡng ở ven biển, từ Quảng Ninh tới Đà Nẵng, Phú Quốc; bất động sản khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Đồng Nai. Tuy nhiên, vẫn còn trở ngại pháp lý mà nhà đầu tư chưa cảm thấy an tâm. Thậm chí, có nhà đầu tư không hiểu nổi tại sao hai khu đất nằm cạnh nhau, nhưng thời gian sử dụng đất lại khác nhau. Nếu không giải được các vấn đề về minh bạch thông tin, rất khó thu hút nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản thông qua M&A.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao, Trưởng bộ phận Nghiên cứu, Định giá và Tư vấn, CBRE Việt Nam

Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi" ảnh 2

Khi hai công ty tìm đến với nhau, điều quan trọng là hài hòa được lợi ích, phải xác định là ngồi cùng một con thuyền và cùng win –win. Phải có tinh thần như vậy thì các đối tác trong các thương vụ M&A mới có thể làm việc với nhau được, mới có thể đi xa được. Hợp tác với Kepple Land là nhân duyên của chúng tôi, nhưng cả hai đều thấy phù hợp với chiến lược của nhau. Họ đến với chúng tôi vì chúng tôi am hiểu thị trường địa phương, có quỹ đất tốt. Chúng tôi hiểu đối tác là tập đoàn lớn, làm ăn bài bản, minh bạch, uyển chuyển. Cả hai hiểu nhau, đến với nhau và tạo ra giá trị cộng hưởng. Chúng tôi chia sẻ giá trị chung dài hạn. Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng, M&A là công cụ cho công ty Việt Nam tăng trưởng. Chúng tôi dự báo, mảng co-working sẽ hot trong M&A ngành bất động sản.

Bà Nguyễn Mỹ Phương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Tiến Phước

Ông Danny Le, Giám đốc cấp cao Phát triển Kinh doanh Tập đoàn Masan, Phó chủ tịch Masan Nutri-Science

Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi" ảnh 3

Tôi đã có hơn 7 năm làm việc tại Việt Nam, đã thực hiện 1 số thương vụ M&A, trong đó có thương vụ trị giá 2,1 tỷ USD. Kinh nghiệm tôi muốn chia sẻ, đó là phải tìm được đối tác nội địa tốt, có cùng mục tiêu phát triển và phải xác định mối quan hệ đó phải mang lại kết quả tốt. Chúng tôi cũng phải xác định, khi triển khai M&A thì phải đạt được mục tiêu gia tăng giá trị cho khách hàng sau giao dịch M&A đó. Mục tiêu M&A thực chất là đưa công nghệ vào để đẩy nhanh quá trình phát triển. Với chúng tôi, khi nhìn thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiều nguồn vốn dài hạn, thiều kinh nghiệm, chúng tôi phải tham gia cải thiện điều hành, tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có để phát huy hiệu quả. Tôi tin là thị trường M&A Việt Nam sẽ tăng trưởng 2-3 lần trong vòng 5 năm tới.  

Ông Jacob Hoyeon Won, Giám đốc điều hành Locus Capital Partner, Hàn Quốc

 Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi" ảnh 4

Tôi làm chuyên về M&A tại Hàn Quốc, nên nhận thấy các doanh nghiệp Hàn Quốc đang rất quan tâm để thị trương M&A Việt Nam. Có một số lý do chính, vị trí địa lý gần Hàn Quốc, có dân số đông và đặc biệt là các nhà máy của doanh nghiệp Việt Nam rất năng động, linh hoạt nên sẽ có thể phát triển sản phẩm cho toàn cầu… Hiện tại, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang tìm đến Indonesia, nhưng Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tiên được tính tới. Tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để các doan nghiệp Việt Nam có nhu cầu chào hàng, đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn để các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội cho chính mình.

 Làn sóng M&A: Chờ mùa "bão nổi" ảnh 5

Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là chưa xây dựng được kế hoạch kinh doanh thực tế; chất lượng thông tin tài chính, doanh nghiệp chưa được đảm bảo, hệ thống sổ sách không đồng nhất; chất lượng đội ngũ quản lý cấp cao cấp trung chưa có tính kế thừa… Đây là lý do cácnhà đầu tư nước ngoài cảm thấy hoang mang khi tiếp cận với các doanh nghiệp Việt Nam. Quan trọng là họ không nhìn thấy được chất lượng của đội ngũ nhân sự này. Các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi để phải sẵn sàng cho các thương vụ M&A có giá trị.

Ông Lê Viết Anh Phong, Phó Tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn tài chính, Deloitte Việt Nam

Có thể bạn quan tâm