Luật Cạnh tranh: Chưa làm tốt vai trò “hiến pháp của nền kinh tế”

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) là một dự thảo luật được thảo luận sôi nổi nhất trong kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV. Bởi sự bất cập của Luật cạnh tranh hiện hành đã bộc lộ rõ sau 12 năm thi hành, khiến ch
Luật Cạnh tranh: Chưa làm tốt vai trò “hiến pháp của nền kinh tế”

Nhưng chỉ sửa đổi một mình Luật Cạnh tranh là chưa đủ!

Khi “vô lý” trở thành chuyện… bình thường

Phát biểu tại hội trường của ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình), Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong phần mở đầu phần thảo luận ngay lập tức đã đốt nóng nghị trường. Một bộ luật nền tảng của kinh tế thị trường đã được thiết kế ra sao để cho khi có hiệu lực doanh nghiệp thì khóc ròng, cơ quan quản lý bất lực, thậm chí còn ra những quy định phi lý, và người tiêu dùng trong nhiều trường hợp chỉ còn biết “tự cứu mình”!?

Cũng vì những bất cập của Luật Cạnh tranh hiện hành mà cơ quan nhà nước có thể vô tư ra lệnh cấm bán cát cho khách ngoại tỉnh, yêu cầu uống bia nội tỉnh, nông dân phải dùng thuốc trừ sâu tỉnh nhà… “Những quyết định hành chính như vậy đã can thiệp trực tiếp vào cung cầu và ít các cơ quan khi ban hành một quyết định hành chính như vậy lại có tính toán gì đến góc độ là quyết định đó ảnh hưởng như thế nào đến cạnh tranh” - ông Lộc phân tích.

Nghịch lý, trong 12 năm từ khi có Luật Cạnh tranh, mới có tám vụ điều tra chính thức trong khi môi trường kinh doanh ở Việt Nam thì “người lạc quan nhất cũng không thể nói rằng cạnh tranh hoàn hảo”. “Thị trường thỉnh thoảng lại chứng kiến những sự kiện vô lý đến kỳ lạ: Giá xăng giảm nhưng giá vận tải không giảm, giá sữa cứ tăng trong khi giá nguyên liệu không tăng. Cơ quan nhà nước loay hoay tìm kiếm các giải pháp hành chính can thiệp nhưng không nổi, vấn đề cạnh tranh nhưng không ai nói đến pháp luật về cạnh tranh” - ông Lộc thẳng thắn chỉ ra.

Hàng rào kỹ thuật chưa thể bảo vệ “chủ quyền” sân nhà

Luật Cạnh tranh: Chưa làm tốt vai trò “hiến pháp của nền kinh tế” ảnh 1

“Thị trường thỉnh thoảng lại chứng kiến những sự kiện vô lý đến kỳ lạ: Giá xăng giảm nhưng giá vận tải không giảm…”

Chia sẻ nỗi âu lo của doanh nghiệp trước nguy cơ mất khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho hay, có nhiều doanh nghiệp quốc nội mong muốn các đại biểu QH chuyển tải đến nghị trường những bất cập để được Chính phủ, QH quan tâm, giải quyết thông qua Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Bởi nếu không, thì hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vốn đã quá vất vả để giành chỗ đứng trên thị trường nước ngoài sẽ không đủ lực để trụ lại ở thị trường trong nước trước sức ép của các nhà đầu tư, tập đoàn bán buôn, bán lẻ và các nhà cung ứng nước ngoài.

Chúng ta có thể bảo hộ trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật mà vẫn tuân thủ các thỏa thuận thương mại và luật phát quốc tế. Thế nhưng chỉ thế là chưa đủ để gia tăng nội lực của nền kinh tế! Nhìn rộng ra, ĐB Nghĩa đặt ra vấn đề, hàng trăm tỉ USD xuất khẩu mỗi năm, hàng trăm tỉ USD đầu tư trực tiếp và hàng trăm tỉ USD đầu tư gián tiếp trong 20 năm qua đã mang lại gì cho nội lực của Việt Nam?”

ĐB này dẫn nhiều tài liệu nghiên cứu cho biết các chuyên gia và cơ quan nhà nước đã chỉ rõ chúng ta mất nhiều tài nguyên, thuế, lao động giá rẻ và đất cát cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưng kết quả mang lại không tương xứng. “Nhiều doanh nhân Việt Nam rơi nước mắt khi bị “mất chủ quyền” ngay trên quê hương mình, ngay cả khi được nước ngoài mua lại với giá ba đời ăn không hết.” - ông Nghĩa nói.

“Bất cập của luật là khi được ra đời đã đưa vấn đề cạnh tranh vào luật chuyên ngành trong khi môi trường pháp lý chưa đảm bảo được sự thống nhất, chưa thực sự phù hợp, chưa bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới. Điều này dẫn đến thực tế trong nhiều năm qua, luật chưa đi sâu vào cuộc sống, chưa phát huy được sứ mệnh, vai trò của luật trong cuộc sống” - ông Phùng Văn Thành, Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh, chỉ ra.

Quan trọng là thực thi luật

Muốn Luật Cạnh tranh sửa đổi đáp ứng được đòi hỏi thực tế thì cần phải xây dựng, thiết kế các điều khoản như thế nào? Rõ ràng, điều mấu chốt là Luật hiện hành chưa có được những điều khoản để có thể kiểm soát được những hành vi không lành mạnh, cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI

Từ góc nhìn thực tế, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cho biết Luật Cạnh tranh chưa phát huy hiệu quả như mong muốn không phải vì nó sai lầm, không đúng thực tế mà là chúng ta chưa thực hiện luật hiệu quả, việc áp dụng luật trong thực tế cuộc sống, trong việc kiểm soát tình trạng cạnh tranh không lành mạnh còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Điều đó khiến cho, rất nhiều người hiện đang nghi ngờ vai trò của Luật Cạnh tranh trong việc thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.

Ông Phạm Duy Nghĩa, trọng tài viên VIAC, có góc nhìn riêng khi cho rằng Luật Cạnh tranh trong suốt thời gian qua chỉ đóng vai trò như một món đồ trang trí. “Người thắng cuộc trong kinh tế hiện nay thông qua quan hệ, chứ có thông qua cạnh tranh đâu! Nếu Luật Cạnh tranh mà chỉ là vật trang trí thì không nên mất công làm Luật mới làm gì! Cái nào đáng sửa thì tập trung sửa, không cần thì cứ giữ nguyên như cũ” - ông Nghĩa góp ý.

Vị trọng tài viên này cho rằng, luật nên như cái đinh móc. Tối về nhà, dù cúp điện tối om, mình vẫn biết chắc cái đinh đấy nằm ở đâu, để mà móc áo của mình lên. Đừng bắt Luật Cạnh tranh cõng nhiều thứ quá! “Tôi nghĩ đầu tiên phải làm là làm về Luật Đất đai, phải công bằng, ổn định hơn. Chúng ta đều hiểu rõ cơ chế phân phối tài nguyên hiện nay như thế nào, cơ chế hoạt động nền kinh tế hiện nay thế nào, có ý nghĩa thế nào về cạnh tranh, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm