Mang việc làm “về” Mỹ, Foxconn toan tính gì?

Foxconn - công ty có trụ sở tại Đài Loan là công ty chuyên thực hiện công đoạn lắp ráp cho các sản phẩm của Apple vừa mới tuyên bố sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào các cơ sở sản xuất ở tiểu bang Wisconsin, Mỹ.
Mang việc làm “về” Mỹ, Foxconn toan tính gì?

Tuyên bố này có lẽ là một tin vui bởi sau tất cả, đầu tư là điều cần thiết để thúc đẩy trưởng kinh tế. Mọi sự đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tạo động lực và trở thành nguồn lực nuôi dưỡng hệ sinh thái thương mại trong nước nhờ sự giao thoa văn hóa, phương thức kinh doanh. Từ đó, những ý tưởng mới cũng như cải tiến dây chuyền sản xuất sẽ được hình thành như một lẽ tự nhiên.

Tuy nhiên, Foxconn lại chỉ là một công ty tập trung chủ yếu vào công đoạn sản xuất các sản phẩm điện tử mang nhãn hiệu của các công ty khác và thậm chí còn thuộc quyền sở hữu của nhiều các công ty khác nhau. Đây không phải là một doanh nghiệp tạo ra các hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao cũng như đòi hỏi lực lượng lao động phải có tay nghề.

Là công ty nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Foxconn là mô hình doanh nghiệp chỉ phù hợp với các nền kinh tế có lực lượng lao động dồi dào, trình độ thấp và sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu chung của nguồn nhân lực tại Wisconsin. Điều này một lần nữa cho thấy, các cân nhắc về lợi ích kinh tế không phải là yếu tố duy nhất trong mọi quyết định đầu tư.

“Designed by Apple in California; Assembled in China” – là những từ được khắc trên mặt sau của những chiếc iPod, iPad và iPhone – sản phẩm làm nên tên tuổi của Apple. Được thiết kế bởi Tập đoàn công nghệ có sức ảnh hưởng vượt ra ngoài phạm vi nước Mỹ nhưng mọi “nội thất” của những sản phẩm mang tầm ảnh hưởng quốc tế này lại hoàn toàn được lắp rắp thậm chí sản xuất hoàn toàn tại thị trường tỷ dân của Châu Á – Trung Quốc. Liệu những điều này có thể sớm được thay đổi?

Quay trở lại quá khứ, trong một bữa tối ở Thung lũng Silicon năm 2011, Cựu Tổng thống Barack Obama đã đặt câu hỏi với Steve Jobs, người sáng lập nên “đế chế” Apple rằng, vì sao lại không thể sản xuất và lắp ráp các sản phẩm của chính Apple ngay tại Hoa Kỳ. Trước câu hỏi này, Steve Jobs tỏ ra không mấy quan tâm và đáp lại rằng, những “loại công việc” đó không nên tồn tại ở Mỹ.

Tuy nhiên, câu hỏi của ông Obama lại có tác động nhất định tới những “ông lớn” khác của Mỹ, trong đó phải kể đến Jeff Immelt – CEO của Tập đoàn General Electric (GE), người đã nhanh chóng thông báo sẽ thực hiện “chuyển dịch” một số hệ thống sản xuất của tập đoàn tại Trung Quốc về Mỹ.

Nỗ lực tái tranh cử của Obama sẽ chỉ trở nên dễ dàng hơn khi ngài Cựu Tổng thống Mỹ có thể thúc đẩy sự phục hồi của các công ty trong nước và đưa “việc làm” trở lại với người dân quê nhà. Đầu tư của Foxconn ở Wisconsin là “cam kết” mà Obama đang tìm kiếm từ Steve Jobs -người biết rằng việc lắp ráp iPhone ở Hoa Kỳ sẽ không hợp lý nếu xét về mặt thương mại.

Nhưng đôi khi, các quyết định đầu tư nên dựa trên các cân nhắc về chính trị hơn là lợi ích về kinh tế. Sự ảnh hưởng nếu bị “trừng phạt” về mặt chính trị cộng thêm sự “lạnh nhạt” của các nhà hoạch định chính sách đôi khi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của một doanh nghiệp. Những yếu tố này cũng có sức ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định lựa chọn khu vực để đầu tư không kém gì những vấn đề như môi trường pháp lý, thuế, cơ sở hạ tầng và kỹ năng của lực lượng lao động.

Suốt thập niên vừa qua, Washington DC là bang có sự tăng trưởng nhanh chóng và hầu như không bị gián đoạn trong khi các bang khác - phần còn lại của Hoa Kỳ lại đang có những dấu hiệu trì trệ. Điều này đã chứng minh, lợi nhuận từ đầu tư vào chính trị thường mang lại giá trị lớn hơn cũng như đáng tin cậy hơn so với việc đầu tư và phát triển doanh nghiệp theo cách “truyền thống”.

Với kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất tại Hoa Kỳ mà theo ước tính sẽ sử dụng hàng nghìn công nhân, Foxconn đã thành công trong việc giành được tình cảm của Tổng thống đương nhiệm – Donald Trump. Nhà máy sẽ được xây dựng tại khu vực gần quận quê hương của Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan sẽ càng “giúp” kế hoạch này được hoan nghênh từ góc độ chiến lược chính trị.

Nhưng điều quan trọng nhất, khiến quyết định đầu tư của Foxconn tại Hoa Kỳ được nhận định là một sự đầu tư vô cùng khôn ngoan. Bởi nó sẽ cung cấp một “lớp bảo vệ” cho các sản phẩm của Apple cùng nhiều thiết bị điện tử khác của Mỹ - cũng như các sản phẩm điện tử Châu Âu nói chung - khỏi những ảnh hưởng tồi tệ từ “cuộc chiến” thương mại mang tên Hoa Kỳ - Trung Quốc ngày càng có dấu hiệu căng thẳng. Bởi khi đó, các sản phẩm ấy được sản xuất tại Mỹ, chứ không còn là sản phẩm madein China.

Cuộc chạy đua phát triển công nghệ cao đang đang tạo nên một sức nóng “sôi sục” và không ngừng biến động trong suốt thập kỷ qua. Đặc biệt là khi Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố sẽ bắt đầu một cuộc điều tra về các chính sách chuyển giao công nghệ “cưỡng bức” của Trung Quốc, có thể dẫn đến sự gia tăng các hạn chế thương mại trong tương lai. Quá trình Hoa Kỳ thuyết phục Trung Quốc thay đổi động thái đối với các loại rào cản tiếp cận thị trường đã kéo dài quá lâu.

Những bước đi sai lầm của Hoa Kỳ (ví dụ như áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương thông qua các kênh không được Tổ chức Thương mại Thế giới chấp thuận) có thể sẽ châm ngòi cho hàng loạt các biện pháp bảo hộ nghiêm trọng hơn cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường hơn.

Tầm ngắm” sâu sa của Foxconn trong kế hoạch đầu tư tại Wisconsin chính là thiết lập một mạng lưới hỗ trợ tích cực cho hoạt động của Công ty mẹ, cũng như các doanh nghiệp công nghệ nội địa Trung Quốc ngay bên trong “bức tường thuế quan” Mỹ.

Vẫn còn nhiều điều ảnh hưởng trong tương lai nhưng có lẽ, những khách hàng của Apple sẽ sớm nhìn thấy dòng chữ: “Designed by Xiaomi in Shenzhen; Assembled in Wisconsin” - "Thiết kế bởi Xiaomi Thâm Quyến; Lắp ráp tại Wisconsin, Mỹ”.

Có thể bạn quan tâm