Masan nói gì về việc 'thanh tra toàn diện siêu dự án Núi Pháo'

Dự án khai thác, chế biến khoáng sản vonfram Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên. Masan cho biết, mỏ Vonfram lớn nhất thế giới đang được công ty khai thác với những tiêu chuẩn môi trường rất nghiêm n
Masan nói gì về việc 'thanh tra toàn diện siêu dự án Núi Pháo'
Dự án khai thác, chế biến khoáng sản vonfram Núi Pháo, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
Masan cho biết, mỏ Vonfram lớn nhất thế giới đang được công ty khai thác với những tiêu chuẩn môi trường rất nghiêm ngặt.
Sẽ thanh tra toàn diện siêu dự án khoáng sản Núi Pháo Ngày 14/7, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên vào về các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động của Công ty Núi Pháo. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ TN&MT, tại buổi làm việc, Bộ thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến hành ngay việc thanh tra toàn diện về TN&MT của Công ty Núi Pháo trong thời gian đầu tháng 8/2016, bao gồm một số lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TN&MT như: bảo vệ môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước, đất đai. Trên cơ sở kết luận của Đoàn thanh tra, Bộ TN&MT và UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ yêu cầu Công ty Núi Pháo thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, khắc phục các vấn đề môi trường do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của Công ty gây ra.
Nhà máy chế biến khoáng sản tại mỏ Núi Pháo.
Masan nói gì? Thông cáo báo chí được tập đoàn Masan phát đi ngày 27/7 cho biết, Masan Resources đã áp dụng các quy chuẩn khắt khe nhất để giám sát những tác động của hoạt động khai thác khoáng sản mỏ Núi Pháo đến môi trường và cộng đồng địa phương, đồng thời Công ty còn chú trọng đặc biệt đến bảo đảm sức khỏe và an toàn cho lao động tại mỏ. Cụ thể là từ năm 2013, Công ty đã ký kết các hợp đồng quan trắc môi trường với các đối tác uy tín như công ty quốc tế SGS, Gusho Kohsan của Nhật Bản, và Viện Khoa học môi trường và Sức khỏe cộng đồng. Bình quân mỗi ngày, các đối tác tiến hành lấy hàng chục mẫu thử để kiểm tra, và tổng số mẫu đã được lấy và thử nghiệm từ năm 2013 đến nay đã lên đến con số 15.563 mẫu, trong đó có 14.232 mẫu nước và số còn lại là các mẫu khác như nước sinh hoạt, mẫu đất và đuôi quặng… "Về sức khỏe và an toàn, Công ty đã có thành tích về an toàn lao động là 15 triệu giờ lao động liên tục mà không xảy ra bất kỳ tai nạn nào gây mất giờ công và không có tai nạn nghiệm trọng nào tại mỏ trong 891 ngày", Masan cho biết. Theo tập đoàn này, tính thời điểm tháng 6/2016, tổng ngân sách dành cho công tác bồi thường, hỗ trợ kinh tế và tái định cư mà Công ty đã chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng. Hơn 2.600 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án đã được thanh toán toàn bộ. Ngoài ra, Công ty còn hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bằng các chính sách riêng thông qua các chương trình phục hồi kinh tế và trợ cấp cho các nhóm đặc biệt khó khăn ngoài chính sách của Nhà nước với khoản kinh phí lên đến gần 150 tỷ đồng qua nhiều kế hoạch khác nhau dành cho hơn 6.000 người dân địa phương được hưởng lợi trực tiếp,... Với đoàn thanh tra môi trường sẽ làm việc tại mỏ Núi Pháo vào tháng 8 tới của Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Masan cho biết sẽ "sẵn sàng tiếp nhận các đánh giá khách quan của cơ quan chức năng để hoàn thiện tốt hơn nữa và chia sẻ những tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu có thể áp dụng ở Việt Nam". Masan đã thâu tóm mỏ Núi Pháo như thế nào? Sau một thời gian dài thăm dò và lập dự án, đến đầu năm 2004, liên doanh Nuiphaovica – do Tiberon sở hữu 70%, phần còn lại thuộc về 2 đối tác trong nước – đã nhận được giấy phép đầu tư và tiếp đó, giấy phép khai thác đã được cấp năm 2005. Chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế khiến Tibron đã bán lại Núi Pháo cho Quỹ đầu tư Dragon Capital, tuy nhiên Dragon Capital cũng không thể lo liệu vốn để khai thác dự án và buộc phải tạm dừng khai thác vào năm 2008. Tập đoàn Masan đã mua lại toàn bộ 70% cổ phần tại Công ty Núi Pháo từ tay Dragon Capital vào năm 2010. Đến thời điểm hiện tại, Masan Group công bố đã nắm giữ 74,3% vốn tại dự án Núi Pháo.
Quá trình thâu tóm dự án vonfarm Núi Pháo của Masan. Nguồn: Masan Group Để khai thác siêu dự án này, Masan đã thành lập tới 4 pháp nhân để tiếp quản dự án Núi Pháo, gồm Masan Horizon, Masan Resources, Masan Thai Nguyen Resources và Nui Phao Mining. Trong đó, Masan Resources (MSR) là công ty nắm vai trò đầu mối và Nui Phao Mining là công ty trực tiếp được cấp giấy phép khai thác thay cho liên doanh Nuiphaovica trước đây. Sau khi hoàn tất sở hữu dự án Núi Pháo vào tháng 9/2010, Masan đã khẩn trương trong việc huy động vốn và đầu tư xây dựng nhà máy. Đến cuối năm 2013, khi hai bên hoàn tất các điều khoản của thương vụ này, phía Dragon Capital đã nhận về gần 30 triệu cổ phiếu Masan Group cùng một lượng lớn tiền mặt. Đổi lại, phía Masan đã trực tiếp sở hữu hơn 3/4 lợi ích của dự án Núi Pháo. Núi Pháo đang hoạt động thế nào? Thế mạnh của Masan so với các nhà đầu tư trước của dự án Núi Pháo là tiềm lực tài chính nội tại cũng như khả năng huy động vốn từ bên ngoài. Hai quỹ đầu tư Mount Kellet và PENM Partners thuộc BankInvest đã đầu tư tổng cộng 150 triệu USD để mua cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi của Masan Resources. Về vốn vay, Masan Resources đã huy động được 6.800 tỷ đồng trái phiếu dài hạn cùng các khoản tín dụng khác. Đến 1/4/2014, sau hơn 3 năm đầu tư xây dựng cùng hơn 1 tỷ USD đã được đổ vào dự án, mỏ Núi Pháo chính thức đi vào sản xuất thương mại, bổ sung nguồn doanh thu đáng kể cho Masan Group. Tuy vậy, khi dự án chính thức đi vào khi dự án đi vào hoạt động thì giá vonfram đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây khiến do kết quả kinh doanh của 2 năm 2014 - 2015 chưa được như mong đợi. Kết thúc quý I/2016, sản lượng sản xuất của mỏ Núi Pháo cải thiện nhưng giá bán giảm đã làm hạn chế khả năng sinh lời của dự án này. Dù vậy, Masan Resources vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 11 tỷ đồng trong quý 1/2016 so với khoản lỗ 89 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.

Hồ Mai/(VNF)

Có thể bạn quan tâm