Máy bay tàng hình J-20 lộ chi tiết nhái F-35

Mùa hè qua, Trung Quốc tiếp tục giới thiệu chiếc tiêm kích tàng hình J-20, công bố những bức ảnh có độ phân giải cao của máy bay thế hệ 5 "tự phát triển", trong lễ kỷ niệm thành lập Quân Giải phóng Nh
Máy bay tàng hình J-20 lộ chi tiết nhái F-35

Các chuyên gia quân sự nước ngoài nhận xét, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc có nhiều tính năng đặc trưng kỹ chiến thuật giống hệt với các máy bay đối thủ phương Tây.

Theo ấn phẩm Nhiệm vụ và Mục đích (Task and Purpose), một trong những đặc trưng tính năng kỹ chiến thuật này là hai hệ thống phát hiện, ngắm bắn quang điện tử hồng ngoại đều có chung một số điểm tương đồng với hệ thống quang điện tử trên chiếc F-35 do Lockheed Martin phát triển.

Tác giả bài báo trên tạp chí điện tử Task and Purpose nhận xét, các bức ảnh cận cảnh chi tiết thân, khung sườn của J-20 tiết lộ, hệ thống cảm biến quang điện tử của máy bay cực kỳ giống Hệ thống ngắm bắn mục tiêu quang điện tử Lockheed Martin (EOTS) phần phía trước thân chiếc F-35 Lighting II.

Năm 2007, Lockheed Martin phải xử lý một vụ tấn công mạng, được gọi là Ocean 11. Khi đó, tin tặc Trung Quốc đánh cắp những tài liệu kỹ thuật liên quan đến công nghệ phát triển tiêm kích tàng hình F-35.

Các chi tiết về vụ hack được tiết lộ trong các tài liệu của Edward Snowden, cho thấy tình báo công nghệ Trung Quốc rất nỗ lực đánh cắp công nghệ hàng không nước ngoài. Một số thông tin an ninh mạng cũng cho biết, vào năm 2017, tin tặc Trung Quốc đã đeo bám các nhà thầu quốc phòng F-35 của Úc, thu thập thêm thông tin về chiếctiêm kích tiên tiến này.

Trang Task and Purpose so sánh hệ thống EOTS của F-35 và J-20.

Mặc dù hai hệ thống này nhìn bề ngoài không giống nhau, nhưng lại rất tương đồng về hình dạng và vị trí. Nếu so sánh hệ thống của F-35 với các hệ thống quang điện tử khác của Eurofighter hoặc Su-57, và Hệ thống theo dõi hồng ngoại (IRTS), gắn trên thân máy bay, sự khác biệt giữa Hệ thống nhắm bắn quang điện tử của Lockheed Martin và của J-20 tương đối nhỏ. 

Vị trí của hệ thống ngắm bắn quang điện tử dưới mũi máy bay cũng khẳng định rằng J-20 có thể được thiết kế cho các nhiệm vụ tấn công tầm xa các mục tiêu mặt đất và đánh chặn phòng không. Nhưng có vẻ như  J-20 Electro-Optical Targeting System (EOTS) có tính năng kỹ chiến thuật kém hơn so với F-35, căn cứ theo kích thước và cách bố trí của lớp vỏ bên ngoài EOTS J - 20.

Thông tin chi tiết về chiếc J-20 hoàn toàn bí mật, nhưng máy bay rất có thể được trang bị hai động cơ AL-31F, được sử dụng trong Su-27, cho tốc độ tối đa đến Mach 2.3.

J-20 cũng có thể bay bằng các động cơ WS-10B sản xuất nội địa (nhưng độ tin cậy thấp), hoặc có thể dùng các động cơ mới WS-15 mạnh hơn, khi các động cơ nội địa này sẵn sàng cho sử dụng.

Hầu như các thiết kế bộ phận của J-20 có những nét giống như F-22, trên thân có những đường cong tàng hình, nhưng những điểm góc của các cửa hút gió và cánh máy bay khác nhau, J-20 không hoàn toàn tàng hình được tất cả.

Các đây không lâu, Không quân Ấn Độ tuyên bố có thể theo dõi J-20 bằng radar có ăng ten mảng pha quét điện tử ‘Phazotron Zhuk-AE” trên Su-30MKI.

Theo nhận xét của tác giả bài viết, mặc dù J-20 được đưa vào biên chế, nhưng những vấn đề gần đây với máy bay tiêm kích trên tàu sân bay J-15 cho thấy, chiếc J-20 - câu trả lời của Trung Quốc đối với F-22 - chưa sẵn sàng hoạt động.

Mặc dù vậy, các phương tiện truyền thông Trung Quốc khẳng định máy bay J-20 đã được trang bị đầy đủ và sẵn sàng chiến đấu. Nhưng chưa có những hoạt động cụ thể nào của J-20 được ghi lại, cho thấy chiếc tiêm kích này đã trở thành phương tiện tác chiến thật sự.

Task and Purpose

Có thể bạn quan tâm