Mỗi tuần một cổ phiếu: EIB không phải là một cổ phiếu an toàn?

Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) là trường hợp "bí ẩn" trong số các ngân hàng niêm yết với nhiều vấn đề chưa được giải qu
Mỗi tuần một cổ phiếu: EIB không phải là một cổ phiếu an toàn?

Trong 9 năm qua, cổ đông của Eximbank có nhiều biến động, đây là trường hợp hiếm trong ngành ngân hàng Việt Nam. Gần đây nhất, vì cổ đông mâu thuẫn nên ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 đã bất thành bất chấp nhiều nỗ lực.

Theo đó, kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra cho năm 2019 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.077 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2018 vẫn chưa được thông qua. Mạng lưới chi nhánh của Eximbank cũng không thay đổi trong 3 năm qua, một tín hiệu cho thấy việc mở rộng còn chậm. Thành phần HĐQT phản ánh mâu thuẫn giữa các cổ đông và vị trí Chủ tịch trong 9 tháng qua vẫn chưa được đồng thuận.

Trong khi đó, giao dịch cổ phiếu EIB trên sàn có khối lượng thấp nhưng giao dịch thỏa thuận trong 6 tháng đầu năm 2019 chiếm tới 47,7% cổ phiếu lưu hành. Vì vậy, VCSC cho rằng EIB không phải là một cổ phiếu an toàn đối với các nhà đầu tư tổ chức cho đến khi các vấn đề thanh khoản và cổ đông được ổn thỏa.

Về tình hình kinh doanh, VCSC cho rằng, thu nhập lãi bị ảnh hưởng do NIM thấp và thu nhập phí gặp khó khăn do môi trường cạnh tranh đối với dịch vụ thanh toán quốc tế và không có yếu tố nào khác kích thích tăng trưởng. 

Eximbank có tăng trưởng tín dụng thấp với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2015-2018 là 7,1%. NIM trong 2 năm 2017 và 2018 đều dưới 2,5%, thấp hơn ít nhất 1 điểm % so với các ngân hàng tư nhân thông thường do chi phí huy động tương đối cao. 

Trong khi Sacombank có dư địa để tăng tỷ lệ cho vay/tiền gửi theo quy định từ mức 70% hiện nay để cải thiện NIM, tỷ lệ cho vay/tiền gửi theo quy định của Eximbank là 76% trong 6 tháng đầu năm 2019 so với mức trần là 80%. 

Tuy nhiên, vẫn còn dư địa cải thiện lợi suất tài sản sinh lời bằng cách tối ưu hóa danh mục chứng khoán đầu tư. Về thu nhập phí, dịch vụ thanh toán chiếm 82% thu nhập phí ròng năm 2018 và 84% cho 6 tháng đầu năm 2019.

Dù vậy, khối lượng thanh toán quốc tế của Eximbank đạt tăng trưởng kép hàng năm là 3,6% giai đoạn 2013-2018 trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt tăng trưởng kép hàng năm là 12,7% trong giai đoạn này, cho thấy cạnh tranh gia tăng và thị phần giảm.

Mặt khác, ngân hàng đã ký hợp đồng bancassurance độc quyền kỳ hạn 5 năm với Generali năm 2016 nhưng thị phần vẫn nhỏ, chỉ đạt 1,3% trong 6 tháng đầu năm 2019 và đà tăng trưởng không có không nổi trội hơn so với các ngân hàng khác.

Về định giá VCSC cho biết, cổ phiếu EIB không tỏ ra hấp dẫn với P/B 2019 tại 1,3 lần so với trung vị các ngân hàng khác là 1,4 lần và STB là 0,7 lần, với ROE 2019 là 5.6% trong khi trung vị ngành là 19% và STB là 8,3%.

 >> Eximbank chấm dứt hợp đồng đối với một Phó Tổng giám đốc

Có thể bạn quan tâm