Một cuốn sách nên "gối đầu giường"

Trong thời đại công nghệ, con người bị phụ thuộc vào Internet một cách vô thức. Đáng ngại hơn, người ta còn phụ thuộc vào Internet khi tìm kiếm, áp dụng những thông tin để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe củ
Một cuốn sách nên "gối đầu giường"

Chẳng vậy mà người ta đã phải dùng thuật ngữ “bác sĩ Google” để nói về sự lệ thuộc ấy. 

Trong bối cảnh ấy, cầm được một cuốn sách về sức khỏe, lại dễ đọc, dễ cảm, dễ hiểu thật hiếm hoi…

“Gặp thời tiết sáng mới nóng như thiêu chiều lại mưa tầm tã ai không cảm cúm mới lạ. Nhưng không thể vì thế mà xem như bình thường nếu trúng cơn mưa cúm liền, đang nắng chút xíu cảm ngay! Nếu xem bệnh từ góc nhìn phân tích cho bằng được của ngành y thích “bói cho ra ma, quét nhà cách mấy cũng có rác”, nhiều khi khó tìm nguyên nhân vì không có dấu hiệu bệnh lý trên xét nghiệm sinh hóa, siêu âm, điện đồ…

Nhưng mặt khác không thể vì thế rồi xem nạn nhân như khỏe mạnh khi “khách hàng” tuy chưa phải kêu xe cấp cứu nhưng ngày nào cũng ghé nhà thuốc! Đừng quên, khỏe mạnh theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới không đồng nghĩa với không hay chưa mang bệnh, mà gắn liền với cảm giác thoải mái trên cả hai mặt tâm thể nhờ cuộc sống đảm bảo đầy đủ chất lượng.”

Người đọc dù chả có kiến thức y khoa là bao, bỗng thấy rất “vào” thấy được nghe phân tích một cách khoa học, được chia sẻ tư vấn đủ lý, vẹn tình, lại dẫn chứng đông tây y kết hợp…

Đang hắt hơi sổ mũi vào lúc chuyển mùa, lại thêm thời tiết thất thường lúc mưa lúc nắng do biến đổi khí hậu… đọc ngay vào bài “Bệnh nào là “mốt” quanh năm” của bác sĩ Lương Lễ Hoàng thấy thật thú vị và tâm đắc. Chỉ thiếu nước vỗ đùi đánh đét mà buông một câu cảm thán như nhân vật Hoàng trong “Đôi mắt” của nhà văn Nam Cao! Thì cái chứng cảm ở ta có từ thời xưa, lại nữa thuốc bây giờ ê hề, chạy qua hiệu thuốc một cái thì cứ gọi là hàng vốc… Vậy mà cái ông bác sĩ này nhẩn nha, dí dỏm cho ta biết từ “Giải cảm khác xa hạ sốt” rồi “Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng” “Hàn ngộ hàn tắc tử” và “Mượn bàn chân giải cảm” “Kiểu nào khéo nhất”…

Người đọc dù chả có kiến thức y khoa là bao, bỗng thấy rất “vào” thấy được nghe phân tích một cách khoa học, được chia sẻ tư vấn đủ lý, vẹn tình, lại dẫn chứng đông tây y kết hợp… Và vỡ ra một điều (mà bản thân cũng từng ngờ ngợ nhưng chưa dám thổ lộ): “Không có liệu pháp nào phù hợp với cơ thể con người cho bằng tuân thủ quy luật của thiên nhiên” (Y sư Paracelsus).

“Tuy đúng là hay nếu chữa được cảm cúm bằng cách dùng thuốc nào đó. Nhưng khéo hơn rất nhiều nếu có cách đánh thức sức đề kháng mà không cần dùng thuốc, vì xét cho cùng hoạt chất nào cũng thế, cho dù là thực phẩm thông thường, một khi đưa vào cơ thể, đều là dao hai lưỡi “Chơi dao khó tránh có ngày đứt tay”. Không chỉ là bài báo đơn thuần, một “toa thuốc” đơn thuần mà đằng sau đó là sự đời, là những triết lý sống sâu sắc và uyển chuyển.

Với hơn 300 trang sách, 54 câu chuyện cung cấp kiến thức y khoa, tư vấn, trò chuyện với bạn đọc, cùng với phong cách viết như câu chuyện dẫn ra trên đây, bác sĩ Lương Lễ Hoàng đã đem đến bất ngờ thực sự. Cứ tưởng sẽ chỉ được nghe những bệnh tật ốm o đầy mệt mỏi, những phương cách chữa bệnh, những tên thuốc khô khan, khó nhớ… thì ta lại bắt gặp những câu chuyện gần gũi, gắn bó như thường ngày vẫn gặp, đồng thời được soi chiếu bởi các nghiên cứu, báo cáo khoa học ở các nước tiên tiến, các trích dẫn của các danh y nổi tiếng… Mới biết – không phải là viết về vấn đề gì mà chính là –Viết như thế nào mới quan trọng!

Ngay từ những cái tít của bài cũng đã thấy sự “không thể khéo hơn” của người viết. Người đọc này đã từng cười một mình khi bắt gặp sự ý nhị hay tung tẩy, hóm hỉnh của tác giả với những cái tít như “Bệnh vì kẹt xe trên đường… vắng” “Chưa tới bến đã mỏi tay chèo”, “Nhờ bà Tám “chống stress” “Tại sao ngày thứ hai đáng ghét?” “Thêm chút gì cho bớt buồn”

Ngay cả những cái tít xen đọc cũng đã thấy thú vị như: Đừng trăm dâu đổ đầu Cholesterol, đánh lén bao giờ cũng khó đỡ, đừng quên tim nàng rất mong manh (Bài một chút công bằng với trái tim)…

Một chi tiết rất vui là khi đọc đến bài “Ai là cặp đôi hoàn hảo của bệnh tiểu đường” mấy anh chị em đã hào hứng cùng tự đánh giá nguy cơ của bệnh tiểu đường cho chính bản thân (theo hướng dẫn) và đều thở phào nhẹ nhõm khi biết kết quả!

Rất nhiều điều hay và cần thiết cung cấp cái nhìn đúng đắn và hữu ích cho chăm sóc sức khỏe khi đọc cuốn sách của bác sĩ Lương Lễ Hoàng. Nghe gì cũng chẳng bằng tự mình đọc, tự trải nghiệm với những tư vấn của một bác sĩ tâm huyết và trải nghề, trải đời. Thương Gia xin trân trọng giới thiệu cuốn sách “Mỗi tuần một chuyện cà kê” của bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

Người đọc này đã từng cười một mình khi bắt gặp sự ý nhị hay tung tẩy, hóm hỉnh của tác giả với những cái tít như “Bệnh vì kẹt xe trên đường… vắng” “Chưa tới bến đã mỏi tay chèo”, “Nhờ bà Tám “chống stress” “Tại sao ngày thứ hai đáng ghét?” “Thêm chút gì cho bớt buồn”…

Có thể bạn quan tâm