Một năm buồn của cổ đông ngành ngân hàng

Năm nay sẽ là một năm buồn cho các cổ đông khi nhiều ngân hàng vẫn “nói không với cổ tức”, thay vào đó cổ đông lại tiếp tục được nhận cổ tức từ cổ phiếu. Vietinbank, BIDV chây ỳ trả cổ tức bằng
Một năm buồn của cổ đông ngành ngân hàng

Năm nay sẽ là một năm buồn cho các cổ đông khi nhiều ngân hàng vẫn “nói không với cổ tức”, thay vào đó cổ đông lại tiếp tục được nhận cổ tức từ cổ phiếu.

Cổ tức được trả bằng cổ phiếu Một mùa đại hội cổ đông nữa lại tới nhưng dường như các cổ đông không mấy hào hứng, bởi kết quả kinh doanh đã được hầu hết các ngân hàng công bố từ quý I năm nay. Và với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, dự báo 2016 sẽ lại là một năm buồn cho cổ đông ngành ngân hàng. Bên cạnh đó, hệ số an toàn vốn (CAR) của nhiều ngân hàng đang ở mức tối thiểu và có nguy cơ bị “thủng” lưới an toàn nếu Hiệp ước vốn Basel II được áp dụng. Vì vậy, tại mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, các ông chủ nhà băng đang tìm mọi cách thuyết phục cổ đông tăng vốn, cách dễ nhất là trả cổ tức bằng cổ phiếu. Từ đầu năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 09/2014/ TT-NHNN (ngày 18.3.2014) và Thông tư 02/2013/TT-NHNN (ngày 21.1.2013) quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng nhằm siết chặt việc phân loại, trích lập dự phòng nợ xấu để phảnánh đúng sức khỏe tài chính của ngân hàng. Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC), đến cuối năm 2015, hệ thống ngân hàng còn khoảng 179.501 tỉ đồng nợ quá hạn (chiếm tỉ lệ 4,4%) và 200.000 tỉ đồng nợ xấu (tỉ lệ 2,9%), đều giảm đáng kể so với năm 2014. Nợ xấu giảm nhanh chủ yếu là nhờ bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hơn 243.000 tỉ đồng nợ xấu. Nếu tuân thủ đúng quy định trích lập dự phòng rủi ro, hàng trăm nghìn tỉ đồng nợ xấu sẽ “bào mòn” lợi nhuận của các ngân hàng. Bên cạnh đó, vấn đề tăng vốn điều lệ, trích lập dự phòng rủi ro… đã khiến các ngân hàng còn nhiều áp lực. Không nằm ngoài dự đoán, nhiều ngân hàng đã lên phương án và quyết định trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu. Đơn cử, trong đại hội cổ đông vừa được tổ chức mới đây, Ngân hàng Nam Á đã quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu. Theo ông Phan Đình Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nam Á, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tạo nguồn lực để ngân hàng có khoản đầu tư tiếp tục và duy trì phát triển trong bước đường tương lai. Hiện nay, để mở rộng mạng lưới, NHNN có nhiều quy định, trong đó có quy định năng lực tài chính. Cũng theo ông Phan Đình Tân, việc này không thể không đầu tư vì có liên quan đến tương lai của ngân hàng. Không chỉ cổ đông nhỏ lẻ mà các cổ đông lớn cũng thiệt thòi khi cổ tức thấp nhưng cũng cố gắng duy trì để có lợi ích dài hạn từ ngân hàng. Câu chuyện tương tự là ở Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), ngân hàng này nhiều năm liên tiếp chia cổ tức bằng cổ phiếu. Riêng năm 2015, VPBank ghi nhận 2.395 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 92% so với năm 2014, mức rất cao trong khối các ngân hàng cổ phần. Sau khi trừ các khoản giảm lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận còn lại năm 2015 chưa phân phối của VPBank là 1.652 tỉ đồng. Ngân hàng trích quỹ đầu tư phát triển hơn 400 tỉ đồng, nên lợi nhuận năm 2015 còn lại được sử dụng để tăng vốn là 1.105 tỉ đồng. Đáng chú ý là, dù ghi nhận lợi nhuận trong năm 2015 tăng mạnh nhưng HĐQT VPBank lại đề xuất là không chia cổ tức bằng tiền mà chỉ chia cổ tức bằng cổ phần phổ thông với tỉ lệ 13.07%. Theo ông Bùi Hải Quân - Phó Chủ tịch VPBank, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giúp VPBank tăng vốn điều lệ, qua đó cải thiện các chỉ số an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tại đại hội cổ đông diễn ra ngày 11.4, lãnh đạo BacABank đã trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức 5,3% bằng cổ phiếu hoặc tiền mặt. Năm 2015, tổng tài sản BacABank đạt 63.471 tỉ đồng, bằng 96% kế hoạch đề ra. Vốn điều lệ tăng thêm 700 tỉ đồng, lên 4.400 tỉ đồng, song mới chỉ đạt 88% kế hoạch đề ra. Do đó, nhiều khả năng, cổ tức 5,3% mà cổ đông nhận đượcthời gian tới cũng sẽ được trả bằng cổ phiếu. Cổ đông ngân hàng sẽ còn nhiều lo lắng Một trong những nguyên nhân các ngân hàng trả cổ tức bằng cổ phiếu là tăng vốn điều lệ. Ở khối các Ngân hàng Thương mại khác như VPBank, SaigonBank, BacABank, OCB, VIB… đều đã được NHNN chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ. Đa phần các tổ chức đều lựa chọn phương án phát hành cổ phần riêng lẻ, sử dụng cổ phiếu thưởng hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn. Bởi với quy mô vốn pháp định tối thiểu như hiện tại ở các ngân hàng cổ phần nhỏ, nếu không tăng vốn, các ngân hàng sẽ khó có cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh. Việc tăng vốn điều lệ bằng phương án phát hành cổ phần riêng lẻ, sử dụng cổ phiếu thưởng thường được các ngân hàng chọn lựa và dễ được cổ đông chấp nhận. Tuy nhiên, một số ngân hàng chọn giải pháp tăng vốn bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu vẫn vấp phải sự phản đối của các cổ đông. Tại đại hội cổ đông vừa diễn ra của một số ngân hàng, việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng đã gặp phải sự chất vấn của các cổ đông. Bởi thông thường, cổ đông vẫn có tâm lý muốn nhận cổ tức bằng tiền mặt, khi mà giá cổ phiếu ngân hàng ngày càng giảm và hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đó, những năm gần đây, các ngân hàng đều chịu chung một quy định là để được chia cổ tức thì phương án chia cổ tức đó phải được NHNN thông qua. Yêu cầu này được NHNN đặt ra kể từ năm 2015, theo đó các ngân hàng phải báo cáo về việc chia cổ tức và cũng chỉ được đề xuất chia cổ tức khi đảm bảo trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Điều này có nghĩa là vấn đề trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ sẽ được đặt lên hàng đầu cho mỗi ngân hàng. Các cổ đông cũng là một trong những “người chủ” của ngân hàng thì phải chia sẻ quyền lợi của mình với hoạt động của ngân hàng. Lý giải đến việc tại sao có sự can thiệp của NHNN về cổ tức, theo ông Phan Đình Tân, hoạt động ngân hàng là khá đặc thù. Muốn đảm bảo ổn định hệ thống, đi vào hiệu quả thì Nhà nước phải quản lý giám sát chặt trong đó có giám sát chia cổ tức. Bên cạnh đó, lợi nhuận các năm sau của ngân hàng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn với việc tăng trích lập dự phòng theo quy định, tiếp tục mạnh mẽ xử lý nợ xấu, tăng vốn điều lệ, “margin” lợi nhuận ngày càng giảm, lãi dự thu ngày càng khó thu…

Theo Lao Động/Thương Gia

Có thể bạn quan tâm