Mùa đại hội cổ đông ngành ngân hàng 2017: Phim hay còn ở phía trước

Mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của ngành ngân hàng sắp tới được dự báo sẽ rất “nóng” với những vấn đề như: Nợ xấu, cổ tức và lãnh đạo nhân sự cao cấp...
Mùa đại hội cổ đông ngành ngân hàng 2017: Phim hay còn ở phía trước

Các cuộc họp ĐHCĐ thời gian gần đây của Eximbank đã diễn ra rất căng thẳng 

“Nóng” nhân sự cao cấp ngân hàng

Theo kế hoạch, tại ĐHĐCĐ năm nay rất nhiều ngân hàng sẽ tiến hành bầu cử thành viên HĐQT để kiện toàn bộ máy quản trị, điều hành, thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Trong thời gian những năm gần đây, điều được quan tâm nhất ở các kỳ ĐHĐCĐ Eximbank là vấn đề nhân sự cấp cao. Đây cũng được xem là mấu chốt của mọi vấn đề trong các kỳ đại hội của ngân hàng này gần đây.

TPHCM và thực hiện bầu bổ sung 3 thành viên HĐQT. Theo nghị quyết HĐQT Eximbank, Ngân hàng sẽ nhận ý kiến cổ đông/nhóm cổ đông đề cử, ứng cử người giữ chức danh thành viên HĐQT từ ngày 21.2 - 6.3.2017 và dự kiến kiểm tra hồ sơ đề cử, ứng cử từ ngày 7.3 - 17.3.2017. Tới ngày 20.3.2017,

Eximbank dự kiến nộp hồ sơ tới NHNN xem xét chấp thuận nhân sự dự kiến bầu bổ sung vào HĐQT trước khi tiến hành bầu tại ĐHĐCĐ. Eximbank tiếp tục trình cổ đông về việc đề cử, ứng cử thêm tối đa 3 nhân sự dự kiến để bổ sung vào HĐQT nhiệm kỳ VI (2015 – 2020). Số lượng cụ thể do ĐHĐCĐ quyết định.

Trong năm 2016, Eximbank đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2 lần, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhưng sau đó hoãn theo chỉ đạo của NHNN. Trong năm 2016, Eximbank đã không thể tiến hành ĐHĐCĐ thành công. Do đó, ĐHĐCĐ Eximbank năm nay đang được giới đầu tư tài chính đặc biệt quan tâm, nhất là trong giai đoạn ngành đẩy mạnh tái cơ cấu.

Vietcombank (VCB) dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2017 vào ngày 28.4. Trong đó, ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013 – 2018.

Cùng ngày tổ chức với Vietcombank, Sacombank cũng dự kiến tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ. Trong số các nội dung, ĐHĐCĐ sẽ thông qua nhiệm kỳ tiếp theo của HĐQT và Ban kiểm soát được tính từ năm 2017-2021. Trước đó, ngày 24.2.2017, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê và ông Trầm Khải Hòa tại Sacombank. Ông Trầm Bê và người có liên quan có trách nhiệm tiếp tục xử lý các tồn tại tại Sacombank theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vì vậy tại ĐHĐCĐ Sacombank tới đây, bên cạnh những vấn đề sau sát nhập thì một vấn đề mà giới đầu tư cũng như cổ đông đang trông đợi là nhân sự cao cấp của ngân hàng sẽ có những thay đổi ra sao khi ông Trầm Bê và ông Trầm Khải Hoàn đã thoái lui.

Cũng trong tháng Tư, BIDV sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 22.4. Tháng 9.2016, ông Trần Bắc Hà về hưu không còn là Chủ tịch HĐQT BIDV và thôi làm đại diện 40% vốn của Nhà nước. Hiện, ông Trần Anh Tuấn - Ủy viên HĐQT BIDV vẫn đang phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT kể từ khi ông Hà về hưu.

Mới đây, TPBank cũng đã thông báo về việc nhận hồ sơ ứng cử, bầu cử thành viên HĐQT và BKS cho nhiệm kỳ 2013 – 2018. Nguyên nhân là vào giữa tháng 1 vừa qua, ông Ha Hong Sik – Thành viên HĐQT và ông Kento Tokimori – Thành viên BKS đã có đơn xin từ nhiệm và được HĐQT Ngân hàng thông qua. TPBank đang lấy ý kiến cổ đông và nhận hồ sơ ứng cử cho 2 vị trí khuyết trên nhằm đảm bảo số lượng 8 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS. Dự kiến tại kỳ họp ĐHĐCĐ sắp tới, TPBank sẽ trình cổ đông để thông qua.

 Kéo dài nỗi buồn không cổ tức

Hiện ngành ngân hàng còn khoảng 200.000 tỷ đồng nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mua về chưa được giải quyết. Việc giải quyết nợ xấu ngân hàng, theo các chuyên gia ngân hàng, nhất định phải có sự tham gia của khối tư nhân.

Vì vậy, để giải quyết bài toán nợ xấu, đòi hỏi các nhà băng phải dành lợi nhuận đạt được để trích đầy đủ dự phòng rủi ro. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc xử lý nợ xấu khó có thể có sự hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước, quan trọng vẫn là nỗ lực từ các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng cần tăng cường trích dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận, đồng thời đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo khi xử lý nợ xấu.

Trong những năm gần đây, ĐHĐCĐ ngân hàng luôn xoay quanh câu chuyện khó khăn khi nợ xấu tăng cao, quá trình xử lý chậm khiến lợi nhuận bị “ăn mòn” và cổ tức ở mức rất thấp, thậm chí một số ngân hàng không trả cổ tức cho cổ đông trong nhiều năm nay gần đây. Và có lẽ đây cũng sẽ là một trong những vấn đề mà cổ đông quan tâm trong mùa ĐHĐCĐ của ngành ngân hàng năm nay.

Theo Gia Miêu/Báo Lao động 

Có thể bạn quan tâm