Muốn là đối tác với Masan, nhà đầu tư cần chờ thêm 3 năm nữa

Vào khoảng 9h sáng nay, Masan đã bán xong gần 110 triệu cổ phiếu quỹ cho SK Group với giá giao dịch 100.000 đồng/cổ phiếu theo hình thức thoải thuận, chính thức "rước" SK về "chung một nhà".
Muốn là đối tác với Masan, nhà đầu tư cần chờ thêm 3 năm nữa

Thương vụ này đã được Massan thông báo cách đây nửa tháng. Tổng giá trị khoảng 11.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 470 triệu USD.

Như vậy. SK chính thức trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan Group với tỷ lệ sở hữu 9,5%.

Hiện, SK Group là một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông, linh kiện công nghệ cao, logistics và dịch vụ. SK Group hiện đã có mặt tại hơn 40 quốc gia với doanh thu hợp nhất đạt 141 tỷ USD tính đến cuối năm 2017.

Theo thông tin từ Masan trước đó, sau thương vụ này, Masan sẽ không có phát hành thêm cổ phiếu cho nhà đầu tư trong vòng 3 năm tới.

Chính vì vậy, nhiều người rất trông chờ vào kế hoạch sử dụng nguồn tiền này của Masan để đạt đúng mục tiêu mà Masan đã đề cập trước đó: đầu tư vào các phát kiến tăng trưởng và tối ưu hóa cơ cấu tài chính của tập đoàn. 

Đây không phải là lần đầu tiên Masan thực hiện thương vụ lớn, mang tính bước ngoặt.

Tháng 4/2015, Masan mua 52%ủa Công ty Cổ phần Việt - Pháp Sản xuất thức ăn gia súc (Proconco)và 70% cổ phần Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO); thành lập Công ty TNHH Masan Nutri-Science (MNS) - mái nhà chung của hai công ty trên. 

Đầu năm 2017, KKR rót 250 triệu USD vào Masan Group và MNS với 100 triệu USD mua cổ phần Masan Group và 150 triệu USD đầu tư vào MNS để sở hữu 7,5% cổ phần. Bước đi này đưa Masan gia nhập chuỗi giá trị thịt heo, có giá trị thị trường 10,2 tỷ USD.

Tháng 10/2011, Masan Consumer (MCH) mua lại 50,3% cổ phần của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa (VCF) - nhà sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay, MCH đang sở hữu 98,5% cổ phần tại VCF. Đầu năm 2013, MCH mua lại 63,5% của Công ty Cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo.

Vào tháng 11/2015, Công ty TNHH Một Thành viên Masan Beverage - một công ty con của MCH, mua lại 65% cổ phần Công ty Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh. 

Đầu năm 2016, đối tác chiến lược Singha Asia Holding Pte Ltd (Singha) tuyên bố đầu tư 1,1 tỷ USD vào Masan. Trong đó, Singha đã giải ngân trước 650 triệu USD, bao gồm 50 triệu USD để sở hữu 33,3% cổ phần Masan Brewery và 600 triệu USD để sở hữu 14,3% cổ phần Masan Consumer Holdings.

Tháng 3/2016, Công ty ANCO - công ty con của MNS, đã giành được quyền mua 14% cổ phần của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) với mức giá 126.000 đồng mỗi cổ phiếu. Không lâu sau đó, ANCO đã nâng tỷ lệ sở hữu Vissan Giao dịch này giúp MNS tiếp cận vị thế dẫn đầu, thương hiệu và mô hình kênh phân phối hiện đại của Vissan trong ngành thịt tươi sống.

MCH đã ký kết hợp tác chiến lược với Jinju, nhà sản xuất xúc xích lâu đời nhất Hàn Quốc vào tháng 7/2018.

Masan Group tiếp quản dự án Núi Pháo (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) từ quỹ đầu tư nước ngoài vào tháng 2/2010. Ngay sau đó, Masan Group đã ký hợp tác liên doanh với Tập đoàn H.C. Starck - doanh nghiệp chế biến khoáng sản công nghiệp hàng đầu của Đức, thành lập Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck nhằm sản xuất các loại hoá chất chế biến cận sâu (midstream) từ vonfram như APT, BTO, YTO.

Mới đây, MSR sau đó đã chi 29,1 triệu USD nhằm mua lại 49% cổ phần của H.C.Starck tại liên doanh chế biến vonfram.

Các thương vụ của Masan với các đối tác đều từng bước gây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô, hoàn thiện vận hành và quan trọng hơn là tiến từng bước vào ngành thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm