Năm 2018 đầu tư cổ phiếu nào để trúng lớn?

Năm 2018, thị trường chứng khoán được dự báo tiếp tục khởi sắc hơn sau khi VN-Index đã vượt mức 1.000 điểm ngoài kỳ vọng. Các cổ phiếu nhóm ngành thực phẩm, tiêu dùng, bán lẻ, du lịch… có tiềm năng tă
Năm 2018 đầu tư cổ phiếu nào để trúng lớn?

Các phiên giao dịch đầu năm 2018 thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì đã tăng trưởng khá tốt sau khi VN-Index xác lập mốc 1.000 điểm.

Phiên ngày 4/1, chỉ số VN-Index tăng hơn 14 điểm lên gần 1.020 điểm, giá trị giao dịch hơn 6.200 tỷ đồng, HNX-Index tăng 0,31 điểm và giao dịch 988 tỷ đồng. Sàn UpCoM ghi nhận giá trị giao dịch đột biến lên 1.354 tỷ đồng với giao dịch thỏa thuận của VCW.

Nhưng đến phiên cuối tuần 5/1, thị trường bất ngờ “tụt áp” ngay khi mở cửa do nhóm ngân hàng đồng loạt giảm mạnh, kéo theo hiệu ứng giảm điểm mạnh của các nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn. Đây là ngày HDBank chào sàn HoSE với khối lượng lớn giúp đỡ đà giảm sâu của VN-Index. Đóng cửa phiên VN-index giảm 7,1 điểm tương đương 0,7% xuống mức 1.021 điểm. Khối lượng đạt 284 triệu đơn vị tương đương 7.727 tỷ đồng (gồm 843 tỷ đồng thỏa thuận). 

Trước đó, thị trường chứng khoán 2017 đã giao dịch thăng hoa với mức tăng điểm hơn 48%, hàng trăm mã cổ phiếu vốn hoá lớn tăng trưởng trên 30-50%, nhiều mã tăng 100-200%... Dòng vốn đổ mạnh vào thị trường chứng khoán, tâm lý nhà đầu tư hưng phấn và kỳ vọng VN-Index sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2018.

Tuy vậy, giữa sóng thị trường, việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư hiệu quả là điều không dễ dàng. Tại buổi hội thảo cơ hội đầu tư – kinh doanh 2018 ngày 5/1, các lãnh đạo công ty chứng khoán, quản lý quỹ, chuyên gia đã chia sẻ nhận định về xu hướng thịc trường, cách lựa chọn cổ phiếu đầu tư.

Theo ông Cao Minh Hoàng – Trưởng phòng phân tích, Công ty quản lý quỹ IPAAM, nhìn tổng thể nền kinh tế Việt Nam trong mấy năm qua thì có sự tăng trưởng tích cực song thị trường chứng khoán hiện mới chỉ ở mức “ấm”. Năm 2018, vấn đề nóng vẫn là bán vốn doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ nên cần thị trường phải “nóng” mới đủ sức hấp dẫn thu hút dòng vốn đầu tư, mới thoái vốn được.

“VN-Index đã tăng mạnh lên trên 1.000 điểm, nhưng nếu bóc tách các cổ phiếu đã tăng quá nóng thì định giá thị trường hiện khá phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế. Vấn đề đáng quan tâm nhất với thị trường chứng khoán lúc này là tăng trưởng kinh tế bởi nếu không tăng trưởng thì sẽ không thu hút dòng vốn nước ngoài tham gia”, ông Hoàng nhận định.

Khi kinh tế tăng trưởng tốt sẽ tác động mạnh đến ngành ngân hàng, tài chính, tiêu dùng bán lẻ… Song khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư cũng nên lựa chọn những doanh nghiệp có ban lãnh đạo đáng tin cậy, làm ăn hiệu quả, ROE >15%... để đảm bảo đầu tư có hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga - Phó giám đốc Đầu tư Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) nhận định trong năm 2018, các cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai, được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ là sự lựa chọn đầu tư. Với dân số hơn 90 triệu người, sức tăng trưởng của nền kinh tế đến nhiều từ tăng trưởng tiêu dùng và do đó, các cổ phiếu ngành lương thực thực phẩm, bán lẻ, phân phối, du lịch sẽ thu hút nhà đầu tư.

Nhất là nhóm cổ phiếu ngành du lịch nhờ sự tăng trưởng du lịch Việt Nam trong những năm tới rất lớn, đặc biệt với sự quan tâm của Bộ Chính trị khi coi du lịch là ngành mũi nhọn. Cùng với du lịch, các cổ phiếu được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch như hàng không, bất động sản phát triển chuỗi khách sạn, những công ty trong chuỗi bán lẻ, hàng không… cũng rất đáng chú ý.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán năm 2017 đã trở thành những trụ cột dẫn dắt thị trường và sang năm 2018, tiếp tục “toả sáng” nhờ hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận khả quan hơn.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu cảng biển, logistic, dược phẩm, bất động sản, dầu khí, thép… tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh hơn.

Mặc dù giới đầu tư đang rất lạc quan và “hưng phấn”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu vẫn đưa ra những cảnh báo rủi ro thị trường tăng “nóng”. Làm việc trong ngành ngân hàng, ông Hiếu nhận thấy dòng vốn đổ vào Việt Nam rất lớn, trong đó đổ mạnh vào bất động sản, chứng khoán… Điều này tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ cho hai thị trường này.

Tuy nhiên, “khi dòng tiền đầu tư quá lệ thuộc vào ngân hàng sẽ tiềm ẩn rủi ro tăng trưởng không ổn định, bền vững. Bởi khi dòng vốn này bị siết chặt thì điều gì xảy ra, chắc chúng ta đều đã rõ. Tôi nhận thấy rằng, dòng tiền chủ yếu đến từ thị trường thứ cấp chứ không đến từ thị trường sơ cấp, dường như là cuộc chơi luân chuyển dòng tiền giữa các đại gia lớn. Chúng ta đang lo ngại có bong bóng hay không, tôi không nghĩ vậy song vẫn không loại trừ khả năng rủi ro”, ông Hiếu nhấn mạnh.

>> "Dấu hiệu của chứng khoán, bất động sản khá giống bong bóng 2007-2008"

Có thể bạn quan tâm