Năng cao năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Năm 2016 được xem là năm đầy khó khăn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu chỉ tăng trưởng 6,6% (67,7 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm khiến cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai
Năng cao năng lực cốt lõi của doanh nghiệp

Năm 2016 được xem là năm đầy khó khăn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu chỉ tăng trưởng 6,6% (67,7 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm khiến cho mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai con số trở nên khó khăn. Muốn chặn đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế, cần phải tìm ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp (DN) Việt.

Khó khăn bủa vây Con số thống kê mới đây cho thấy, 5 tháng đầu năm, các DN nội địa chỉ xuất được có 19,4 tỷ USD (tăng trưởng khiêm tốn 3,9%), tức xuất khẩu của Việt Nam hiện nay gần như đang phụ thuộc hoàn toàn vào khối ngoại. Đó là một trong những dấu hiệu đáng lo về nội lực của nền kinh tế trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là tác động từ cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Có nhiều nguyên nhân giải thích cho việc xuất khẩu chịu tác động lớn như về khách quan thì bởi sự sụt giảm của các thị trường chủ chốt như thị trường châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc và tác động bất lợi của hạn hán kỷ lục trong năm nay. Nhưng, cũng không thể bỏ qua một nguyên nhân chủ quan, đó là việc, các DN Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh bởi phải chịu gánh nặng chi phí tài chính khá cao so với các quốc gia trong khu vực. Thí dụ, lãi suất đi vay tại Việt Nam đang đứng ở mức 10-11%, trong khi tại Thái lan, lãi suất chỉ khoảng 6-7%, ở Malaysia chỉ 6%... Với mức chi phí lãi vay này, các DN Việt không còn đủ khả năng tích lũy vốn để tái đầu tư vào sản xuất hay nghiên cứu phát triển… Điều đó, tất yếu gây bất lợi cho năng lực cạnh tranh trong tương lai. Xuất khẩu là mũi nhọn của nền kinh tế và cũng đã nhận được nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng, về phát triển nguồn nguyên liệu, tuy vậy, nếu so với các đối thủ xuất khẩu trong khu vực, thì các chương trình của chúng ta vẫn mang tính nhỏ lẻ và chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh của DN, nhất là trong bối cảnh, hầu hết các DN Việt vẫn là các DN vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Điều này đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu, nhưng đáng tiếc chưa có được bước chuyển lớn. Năm 2015, Việt Nam đã tăng trưởng 12 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitive Index) với thứ hạng 56, nhưng vị trí này vẫn chỉ đứng thứ sáu tại khu vực Đông-Nam Á và chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myanmar. Rõ ràng, các rào cản thủ tục và chi phí phi chính thức vẫn là một trong những nguyên nhân gây bất lợi lớn cho các DN Việt Nam so với các đối thủ trong khu vực. Nhìn sang đất nước Thái Lan để thấy sự kết hợp giữa Chính phủ và DN mật thiết đến mức độ nào. Mới đây Chính phủ Thái Lan đã đưa ra một loạt các chương trình lớn hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư của các DN nước này vào các quốc gia trong khối ASEAN như Việt Nam, Lào và Campuchia. Đồng hành cùng với Chính phủ còn có các ngân hàng trong vai trò hỗ trợ các khoản vay có lãi suất ưu đãi cho các DN Thái để tận dụng cơ hội mà AEC mang lại. Liệu Việt Nam có làm được điều tương tự như thế? Động lực từ doanh nghiệp Xét từ góc độ DN, với mô hình tăng trưởng cũ vốn quá phụ thuộc vào vốn và nguồn lao động dồi dào giá rẻ đã không còn hợp thời, DN cần một sự thay đổi sâu sắc về tư duy kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Thế giới đã bước vào xu thế cạnh tranh bằng tri thức, do đó, các DN phải nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để gia tăng năng suất, đưa yếu tố sáng tạo ra vào trong đời sống của DN để tạo ra các sản phẩm mới mang tính độc đáo dựa trên thế mạnh so sánh của Việt Nam. Theo các chuyên gia kinh tế, cơ hội từ các Hiệp định thương mại (HĐTM) song phương và đa phương rất lớn, nhưng không phải ai cũng có thể tận dụng được. Chính vì lẽ đó, một số công ty đã sẵn sàng hy sinh lợi nhuận ngắn hạn để mở rộng đầu tư, hoàn thiện chuỗi hoạt động. Tuy nhiên, những nỗ lực của các DN là chưa đủ, mà còn cần đến vai trò kiến tạo từ phía Nhà nước, đặc biệt trong quá trình cải cách thể chế kinh tế để tạo nên sức bật mới cho đội ngũ DN và nhìn rộng ra là cả nền kinh tế. Điều đáng mừng là mới đây, Nghị Quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 đã được ban hành, trong đó chứa đựng nhiều điểm mới về chiến lược phát triển DN cũng như cách thức triển khai, hứa hẹn sẽ mang lại những động lực tăng trưởng mới cho cộng đồng DN Việt. Đi kèm với chiến lược này là một loạt các biện pháp được đề xuất như cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN, tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của DN; giảm chi phí kinh doanh cho DN; và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN… [button color="" size="" type="" target="" link=""]Không thể bỏ qua một nguyên nhân chủ quan, đó là việc, các DN Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh bởi phải chịu gánh nặng chi phí tài chính khá cao so với các quốc gia trong khu vực. Thí dụ, lãi suất đi vay tại Việt Nam đang đứng ở mức 10-11%, trong khi tại Thái lan, lãi suất chỉ khoảng 6-7%, ở Malaysia chỉ 6%.[/button] Đặc biệt mới đây, để tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt chỉ tiêu Quốc hội đã thông qua tăng trưởng xuất khẩu khoảng 10%, Bộ Công thương ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCT về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2016,yêu cầu các đơn vị chức năng, các Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu tập trung triển khai các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới. Đó là theo dõi sát diễn biến thị trường nhập khẩu, tình hình sản xuất lúa gạo, nông sản, thủy sản trong nước và diễn biến cung cầu, giá cả thị trường nội địa; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ điều hành xuất khẩu nói chung và gạo, nông sản, thủy sản nói riêng; tập trung tháo gỡ khó khăn của các DN sản xuất, xuất khẩu trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu… Những chuyển động từ bộ máy quản lý nhà nước cho thấy quyết tâm tạo dựng các yếu tố cần và đủ cho việc thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trở nên khả thi. Nhưng điều ấy sẽ chỉ trở thành hiện thực khi chính các doanh nghiệp cũng chủ động ứng phó và bắt kịp với những đòi hỏi của thời cuộc, tận dụng tốt nhất những cơ hội từ các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.

Thu Trà 

Có thể bạn quan tâm