Nếu được nói với Thủ tướng: "Xây dựng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia".

Đó là quan điểm của ông Lê Viết Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình khi chia sẻ với Tạp chí Thương gia
Nếu được nói với Thủ tướng: "Xây dựng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia".

Những năm gần đây, ngành Xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật thi công và đã thành công trong việc thay thế nhà thầu ngoại ở những dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ mỹ thuật cao, dự án “siêu sao”, tại thị trường trong nước.

Trên cơ sở phân tích tiềm năng và cơ hội của Ngành, chúng tôi xin đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội xác định Xây dựng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và chúng ta cần tập trung mọi nỗ lực, thực thi mọi biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hướng đến phát triển thị trường xây dựng ra phạm vi toàn cầu.

“Đề nghị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội xác định Xây dựng là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia”

Cụ thể, thứ nhất, Nhà nước cần đưa ra giải pháp để đảm bảo thực hiện tốt nhất những chủ trương, nghị quyết đã ban hành. Những chỉ tiêu được đưa ra cần trở thành những KPIs (Key Performance Indicators - những chỉ tiêu thực thi chủ yếu) cho các cấp lãnh đạo và điều hành trong toàn bộ máy Nhà nước từ trung ương cho đến địa phương.

Thứ hai, cho phép các hiệp hội ngành nghề nói chung và hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam nói riêng chia sẻ một phần nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như: đánh giá năng lực, xếp hạng nhà thầu, cấp chứng chỉ hành nghề, tổ chức các giải thưởng, … để công tác này đi vào thực chất, có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Thứ ba, giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu sâu về thị trường xây dựng ở những nước có tiềm năng; cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước nhanh chóng tiếp cận thị trường này; xúc tiến hiệu quả chương trình hội nhập quốc tế.

Thứ tư, khi đàm phán các hiệp định quốc tế trong tương lai, cần quan tâm đưa vào yêu cầu cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác và tốt nhất là bình đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở tại, được miễn giảm thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công...

Có thể bạn quan tâm