Nga bắt đầu loạt thử nghiệm tên lửa phóng qua nòng pháo thế hệ tiếp theo 3UBK25 (Sokol - B)

Những phát triển của tổ hợp tên lửa dẫn đường tương lai của Nga mang mã 3UBK25 (Sokol-V) đã đi đến giai đoạn cuối. Quân đội Nga sẽ tiến hành những thử nghiệm tại thao trường Smolino của lực lượng tên lửa và pháo binh chiến trường Nga.

Các kỹ sư và sĩ quan thử nghiệm Nga lên kế hoạch sử dụng 25 tên lửa 3UBK25 (Sokol-V) (Chim Ưng-V) đầy đủ với bộ khí tài dẫn đường chủ động và đầu đạn, 46 tên lửa khác không lắp đầu đạn), cùng 46 tên lửa có hệ thống dẫn đường vệ tinh quán tính nhưng không lắp bộ tự dẫn hồng ngoại và đầu đạn.

Tên lửa thế hệ mới do Cục thiết kế kỹ thuật chính xác mang tên A. E. Nudelman phát triển. Cơ quan thiết kế này đã chế tạo tên lửa chống tăng dẫn đường bắn qua nòng pháo đầu tiên của Liên Xô đầu tiên - tên lửa Kobra.

Cấu tạo tên lửa mới của Nga: 1 - Đầu hồng ngoại IR; 2 - đầu đạn; 3 - động cơ; 4 - bộ phận lắp ghép động cơ đẩy; 5 - cánh; 6 – cánh lái; 7 – bộ phận dẫn động; 8 - cơ chế tháo bỏ đuôi đạn (pallet); 9 – thiết bị thu bức xạ; 10 - ống cuộn cảm ứng
Cấu tạo tên lửa mới của Nga: 1 - Đầu hồng ngoại IR; 2 - đầu đạn; 3 - động cơ; 4 - bộ phận lắp ghép động cơ đẩy; 5 - cánh; 6 – cánh lái; 7 – bộ phận dẫn động; 8 - cơ chế tháo bỏ đuôi đạn (pallet); 9 – thiết bị thu bức xạ; 10 - ống cuộn cảm ứng

Trong trường hợp những thử nghiệm thực tế thành công, đây sẽ là tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo đầu tiên ở Nga có khả năng tự động hóa hoàn toàn (bắn và quên) với chất lượng chiến đấu vượt trội hơn tất cả các loại vũ khí tương đương trên thế giới.

Đây là tên lửa dẫn đường bắn qua nòng pháo trong tương lai, được trang bị đầu dẫn thụ động quang điện tử thụ động (dẫn đường IR), hệ thống dẫn đường quán tính, tích hợp với thiết bị định vị vệ tinh, kênh dẫn đường bằng chùm tia laser truyền thống (để tấn công các mục tiêu trong tầm nhìn thấy). Tất cả những công nghệ này cho thấy, tên lửa bắn qua nòng pháo tiên tiến này sẽ có giá thành rất cao.

Thử nghiệm tên lửa (Sokol-V) (Chim Ưng-V) thực hiện trên xe tăng T-80 với hệ thống pháo 2A82.

Đầu dẫn hồng ngoại (IR) thụ động của tên lửa Nga
Đầu dẫn hồng ngoại (IR) thụ động của tên lửa Nga

Đầu tự dẫn hồng ngoại (IR) thụ động bao gồm kênh thông tin mục tiêu phạm vi nhìn thấy được (VD) và tín hiệu ảnh hồng ngoại (IR), hệ thống ổn định con quay hồi chuyển và hệ thống theo dõi đường bay ba tọa độ.

Ảnh hồng ngoại máy bay bay thấp và xe tăng
Ảnh hồng ngoại máy bay bay thấp và xe tăng

Những bức ảnh quang hồng ngoại IR: a - ảnh của một vật thể bay thấp với tốc độ thấp; b - ảnh các đối tượng xe bọc thép (nhìn từ trên xuống); c, d - ảnh một chiếc bọc thép và các bộ phận của xe.

Tên lửa tương lai được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất (xe tăng, thiết giáp, xe cơ giới), các mục tiêu trên không tốc độ thấp, theo các nguyên tắc của vũ khí dẫn đường hiện đại như:

  - nguyên tắc Bắn và Quên (đầu tự dẫn hoạt động trong giai đoạn cuối cùng của quỹ đạo);

  - phá hủy các mục tiêu mặt đất (xe tăng, pháo tự hành, xe thiết giáp) tấn công vào bán cầu phía trên có giáp bảo vệ yếu;

  - tiêu diệt các mục tiêu ngoài tầm nhìn của xạ thủ;

  - phương pháp xác định thụ động tọa độ mục tiêu trong nhiều dải tần số quang phổ;

  - có sự hiện diện dẫn đường quán tính trên quỹ đạo đường bay, điều chỉnh các phép đo từ tín hiệu điều hướng, định vị vệ tinh.

Có thể bạn quan tâm