Ngân hàng thế giới cảnh báo khủng hoảng nợ toàn cầu

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) mới được công bố, cho thấy đã có 4 làn sóng tích luỹ nợ trong 50 năm qua.
Ngân hàng thế giới cảnh báo khủng hoảng nợ toàn cầu

Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu mới, kêu gọi các chính phủ và ngân hàng trung ương nhận ra rằng lãi suất thấp không đủ để bù đắp một cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng khác. 

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) mới được công bố, cho thấy trong 50 năm vừa qua đã có 4 làn sóng tích luỹ nợ toàn cầu. 

Làn sóng hiện tại - bắt đầu từ năm 2010 - được là có mức tăng lớn nhất, nhanh nhất và rộng nhất trên cơ sở vay tiền toàn cầu kể từ những năm 1970. 

Ngân hàng Thế giới cho biết, trong khi mức lãi suất thấp - mà thị trường tài chính dự kiến sẽ duy trì trong trung hạn - đã “giảm thiểu một số rủi ro liên quan đến mức nợ cao”, ba đợt sóng tích luỹ nợ trên diện rộng trước đó đã kết thúc với cuộc khủng hoảng tài chính ở nhiều nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. 

Ayhan Kose, giám đốc Nhóm Triển Vọng của Ngân hàng Thế giới cho biết: “Lịch sử cho thấy, các làn sóng tích luỹ nợ trong quá khứ thường có xu hướng kết thúc trong ‘khổ đau’. Đối với tình hình kinh tế quá mong manh như hiện nay, các cải tiến chính sách là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro liên quan đến làn sóng nợ hiện tại.”

Năm 2018, nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục khoảng 230% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Ngân hàng Thế giới cho biết. Trong khi tổng nợ từ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang tăng tới mức 170% GDP - cao nhất mọi thời đại. Điều đó đánh dấu mức tưng 54 điểm phần trăm GDP kể từ năm 2010. 

Trung Quốc chiếm phần lớn trong quá trình xây dựng này, một phần do quy mô quốc gia, nhưng ngân hàng Thế giới nhấn mạnh rằng việc tích luỹ các khoản vay đã được áp dụng rộng rãi kể từ năm 2010. 

“Làn sóng nợ thứ tư” của nợ toàn cầu được phát hiện có nhiều điểm tương đồng với ba giai đoạn trước: bối cảnh tài chính toàn cầu đang thay đổi, tạo ra lỗ hổng và lo ngại về việc sử dụng vốn vay không hiểu quả. Ba làn sóng tích luỹ nợ toàn cầu đầu tiên được xác định bắt đầu từ giai đoạn 1970 đến 1989, 1990 đến 2001 và 2002-2009. 

Ngân hàng Thế giới đưa ra 4 gợi ý chính sách cho các quốc gia trong thời gian tới nhằm ngăn chặn rủi ro khủng hoảng do nợ toàn cầu, hoặc nếu khủng hoảng xảy ra, sẽ giúp làm giảm thiểu tác động của chúng: 

  1. Quản lý nợ hợp lý và minh bạch nợ sẽ giúp giảm chi phí vay và rủi ro tài chính.
  2. Khung tiền tệ, tỷ giá hối đoái cùng chính sách tài khoản mạnh mẽ có thể bảo vệ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. 
  3. Quy định và giám sát chặt chẽ trong ngành tài chính nhằm nhận biết và kịp thời giải quyết các rủi ro mới. 
  4. Quản lý tài chính công hiệu quả và các chính sách thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt có thể giúp đảm bảo rằng nợ sẽ được sử dụng hiệu quả. 

Dự báo tăng trưởng toàn cầu

Ngân hàng Thế giới đã tăng cường dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 2,5% vào năm 2020 trong báo cáo, tăng hơn so với dự báo 2,4% trước đó. 

“Với sự tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có khả năng duy trì chậm, các nhà hoạch định chính sách nên nắm bắt cơ hội để thực hiện cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng trên diện rộng, trong đó điều cần thiết, để giảm nghèo,” ông Ceyla Pazarbasioglu, phó chủ tịch về tăng trưởng, tài chính cho biết trong một ghi chú. 

“Những biện pháp giúp cải thiện môi trường kinh doanh, luật pháp, quản lý nợ và năng suất có thể giúp đạt được sự tăng trưởng bền vững.

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm