Nghi vấn có sự tiếp tay sau vụ chìm tàu tại sông Hàn

Tại sao một con tàu không phép có thể ngang nhiên hoạt động, chào đón khách, bán vé… ngay tại cảng Sông Hàn, bên cạnh trụ sở làm việc của Cảng vụ đường thủy nội địa Đà Nẵng? Sau thảm họa đêm 4.6, việc
Nghi vấn có sự tiếp tay sau vụ chìm tàu tại sông Hàn

Tại sao một con tàu không phép có thể ngang nhiên hoạt động, chào đón khách, bán vé… ngay tại cảng Sông Hàn, bên cạnh trụ sở làm việc của Cảng vụ đường thủy nội địa Đà Nẵng? Sau thảm họa đêm 4.6, việc dư luận nghi vấn có “bảo kê” không phải là không có cơ sở, đặc biệt với “tiền án” của con tàu này!

Trưa 6.6, trở lại bến cảng Sông Hàn, chúng tôi chứng kiến cảnh đìu hiu chưa từng thấy. Dọc cả bến sông chỉ thấy đôi ba thuyền viên tàu du lịch ngồi chống cằm nhìn ra sông. Nghi vấn có sự tiếp tay sau vụ chìm tàu tại sông Hàn ảnh 1 Thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng lo lắng khi hoạt động của đội tàu du lịch phải tạm dừng. Ảnh: Đình Thiên Phóng viên đến hỏi thăm, mấy anh thuyền trưởng và thuyền viên tàu du lịch tranh nhau than thở “chúng tôi có làm gì đâu mà phải tội”. Anh Nguyễn Văn Dũng - thuyền trưởng tàu du  lịch ĐNa 0525 chia sẻ: “Chiều qua  (5.6), mấy anh bên Sở GTVT xuống đưa quyết định của Giám đốc Sở GTVT yêu cầu dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách trên sông Hàn. Tôi với mấy anh em bủn rủn hết cả tay chân”. Anh Dũng cho rằng, tàu của công ty anh đầy đủ mọi giấy tờ hợp lệ và luôn tuân thủ mọi quy định của thành phố, nhưng nay bị vạ lây bởi tai nạn tàu Thảo Vân 2 vừa qua. “Công ty 4U của chúng tôi có 3 tàu, tất cả tàu đều được đầu tư máy xịn của Nhật Bản, công suất lớn, rất an toàn. Tôi và mấy thuyền trưởng khác đều có kinh nghiệm và có bằng thuyền trưởng bậc 3. Anh em thuyền viên ai cũng có nghiệp vụ hướng dẫn du lịch đường thuỷ, có khả năng bơi và cứu hộ hết. Chúng tôi không thiếu một điều kiện gì hết”. Anh Mai Ngọc Phương - thuyền viên tàu du lịch Phú Quý, người đã trực tiếp tham gia cứu 19 người bị nạn trên tàu Thảo Vân 2, cũng tỏ ra rất bức xúc: “Ở bến này có nhiều tàu không đủ điều kiện nhưng họ vẫn đưa đón khách. Nhiều lúc họ còn phá giá vé tàu từ  100.000 đồng xuống  50.000 đồng/khách  khiến chúng tôi kinh doanh gặp khó. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cùng cảnh kiếm miếng cơm như nhau cả nên chúng tôi không nói gì. Nay sự cố xảy ra, bản thân họ phải chịu trách nhiệm là đúng rồi, còn chúng tôi có sai gì đâu mà bắt dừng hoạt động. "Thiết nghĩ đã vậy qua lần này, thành phố phải làm luôn một thể cho rõ ràng. Tàu nào đủ tiêu chuẩn thì cho lưu hành, còn không thì bắt nghỉ hay di dời đi chỗ khác” - anh Phương mong muốn. Anh Nguyễn Minh - chủ 2 con tàu hoạt động vận tải hành khách trên sông Hàn cho biết, để tàu được kinh doanh đưa du khách thưởng ngoạn sông Hàn phải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt. Trước tiên tàu phải có đăng kiểm đảm bảo an toàn kỹ thuật, có đăng ký kinh doanh vận tải đường thuỷ nội địa, văn bản chấp thuận của Sở GTVT về tuyến hoạt động, thuyền trưởng tàu có bằng bậc 3… “Chưa hết đâu, cứ mỗi lần tàu đưa du khách rời bến thì phải đóng dấu lệnh xuất bến của Cảng vụ Đà Nẵng  rồi đưa qua Trạm kiểm soát Biên phòng kiểm tra lại số người... Nhưng tối đó, không hiểu sao Cảng vụ Đà Nẵng lại đóng dấu cho con tàu này xuất bến và Trạm Biên phòng lại bỏ qua khâu kiểm tra… Chính những cá nhân, đơn vị có hành vi bỏ qua đó đã  tiếp tay để xảy ra tai nạn” -  anh Minh lo lắng. “Tại sao con tàu to đùng thế mà không biết?”

Tại buổi làm việc với Công an thành phố hôm qua, Bí thư Thành ủy  Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cũng yêu cầu phải sớm khởi tố điều tra vụ án chìm tàu Thảo Vân 2. Trao đổi với phóng viên NTNN, luật sư Đỗ Pháp – Trưởng Văn phòng luật sư Đỗ Pháp (Đà Nẵng) cho hay, hiện vẫn chưa thể tiên định được mức xử lý như thế nào đối với những người trực tiếp gây ra vụ tai nạn bởi còn quá nhiều yếu tố liên quan khác như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các bị hại và nạn nhân có bãi nại hay không... “Việc khởi tố thì đương nhiên rồi và không có gì phải bàn cãi, khởi tố vụ án, khởi tố bị can là tài công, thuyền trưởng và chủ tàu về vi phạm an toàn giao thông đường thủy…". Luật sư Đỗ Pháp cho rằng, cái cần nhất vẫn là chấn chỉnh mạnh mẽ hoạt động của tàu du lịch trên sông Hàn.

Những nghi vấn của các thuyền trưởng, thuyền viên nói trên không phải không có lý. Sáng qua (6.6), Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chủ trì cuộc họp truy trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan trong việc để xảy ra tai nạn chìm tàu Thảo Vân 2. Và “nóng” nhất tại cuộc họp chính là việc đình chỉ công tác tạm thời đối với ông Lê Sáu – Giám đốc  Cảng vụ đường thủy nội địa (thuộc Sở GTVT). Tại cuộc họp, quả bóng trách nhiệm vẫn được “đá đi, đá lại” trước sự truy bức gay gắt của vị lãnh đạo UBND thành phố. Ông Lê Sáu giãi bày: “Tàu Thảo Vân 2 có đăng ký, đăng kiểm đầy đủ, nhưng chỉ cho phép tàu này đi lại trên sông Hàn mà thôi, chứ không cho chở khách. Tàu này cũng  chưa có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động của Sở GTVT”.  Ông Sáu cũng báo cáo khi tàu Thảo Vân 2 xuất bến,  tại bến cảng có 3 cán bộ thuộc Cảng vụ được phân công làm việc... Điều lạ lùng mà các ý kiến nêu ra tại cuộc họp là tàu Thảo Vân 2 cùng nhiều tàu cá cải hoán khác, bấy lâu nay vẫn ngang nhiên chở khách du lịch, bán vé, mời chào ngay trước mắt Cảng vụ, biên phòng… Trung tá Đặng Viết Tài - Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông đường thủy cho biết, mới đây ngành giao thông đường thuỷ họp và đã nêu đích danh 3 trường hợp không đủ điều kiện hoạt động trên sông Hàn và đã yêu cầu đưa tàu lên bờ, trong đó có tàu Thảo Vân 2. Tuy nhiên trung tá tài cho rằng, đơn vị của ông chỉ có chức năng quản lý an ninh trật tự khi tàu ra hoạt động trên sông nước. Ông Huỳnh Đức Thơ đã gay gắt phê bình ông Lê Văn Trung - Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng khi ông này đưa một người kém trách nhiệm như ông Lê Sáu lên làm Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa Đà Nẵng. “Trước khi tàu Thảo Vân 2  xuất bến, có 3 cán bộ cảng vụ đang làm nhiệm vụ ở đây. Tại sao con tàu to đùng thế, hoạt động lâu thế mà anh không biết?” – ông Thơ hỏi. Ông Thơ đưa ra chỉ đạo: “Các anh không làm tròn trách nhiệm, không hề hay biết, không có phản ánh, báo cáo kịp thời thì tôi quyết định luôn đình chỉ công tác đối với anh Sáu. Một người có năng lực yếu kém, không ai chấp nhận có thể để một người quản lý yếu kém trước sinh mạng của hàng ngàn người dân”. Đồng thời ông Thơ yêu cầu ông Lê Văn Trung, đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Công Hiệu - Đội trưởng Đội quản lý bến TP.Đà Nẵng. Chủ tịch Đà Nẵng cũng yêu cầu Giám đốc Công an thành phố kiểm điểm lại trách nhiệm của trung tá Đặng Viết Tài.

Loại bỏ tàu mất an toàn trên vịnh Hạ Long Từ đầu năm đến nay, trên vịnh Hạ Long đã xảy ra 4 vụ tai nạn, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2015. Lực lượng chức năng cũng đã xử lý 339 trường hợp tàu du lịch vi phạm chạy không đúng tuyến, đón trả khách không đúng nơi quy định, giá cả... Loại bỏ tàu mất an toàn trên vịnh Hạ Long Từ đầu năm đến nay, trên vịnh Hạ Long đã xảy ra 4 vụ tai nạn, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2015. Lực lượng chức năng cũng đã xử lý 339 trường hợp tàu du lịch vi phạm chạy không đúng tuyến, đón trả khách không đúng nơi quy định, giá cả... Một tàu du lịch nghỉ đêm chìm trên vịnh Hạ Long năm 2011 khiến nhiều người thiệt mạng. Ảnh: Hoàng Anh Tuấn Theo nhận định của các nhà chức trách tỉnh Quảng Ninh, hiện các luồng tuyến hoạt động trên vịnh Hạ Long khá phức tạp, tàu hàng xen kẽ với tàu du lịch. Trong khi đội tàu du lịch đông, nhiều phương tiện xuống cấp; ý thức, trách nhiệm của một số thuyền trưởng, thuyền viên chưa cao; nhiều đơn vị tàu dù đã có bộ phận chuyên trách quản lý về kỹ thuật, pháp chế, tuy nhiên vẫn khoán toàn bộ việc cho thuyền, máy trưởng... Điều này đã dẫn đến nguy cơ mất an toàn cao và những tai nạn đáng tiếc đã từng xảy ra, gây thiệt hại cả người và tài sản. Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có 533 tàu được cấp phép hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, đa số là tàu vỏ gỗ (81%), số lượng tàu nhỏ (dưới 100CV) chiếm 46%, thiết kế tàu theo kinh nghiệm dân gian chưa đẹp, chưa tiện lợi, chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, phòng chống cháy nổ... Xử lý những bất cập, tồn tại này, ông Ngô Quang Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Đội tàu du lịch phải được tính toán lại theo hướng nâng cao chất lượng, loại bỏ dần những tàu không đảm bảo điều kiện an toàn và thẩm mỹ. Tỉnh quyết tâm đổi mới công tác quản lý đội tàu, dần thay thế tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ thép (hoặc vật liệu tương đương), tiến tới chấm dứt tàu vỏ gỗ hoạt động... Nguyễn Quý “Thức tỉnh” sau vụ chìm tàu Dìn Ký Tại TP.HCM, hoạt động tàu du lịch tập trung tại đầu mối bến Bạch Đằng (quận1) với các tàu lớn như Bến Nghé, Sài Gòn… Các tàu chủ yếu phục vụ khách du lịch tham quan vừa cung cấp các dịch vụ ăn uống. Lộ trình tuyến từ bến Bạch Đằng rồi theo sông Sài Gòn đi các hướng Thanh Đa – Bình Quới, quận 9, Củ Chi, Lái Thiêu (Bình Dương)… Theo các cơ quan chức năng, hoạt động các tàu du lịch trong khu vực bến Bạch Đằng đều đảm bảo an toàn, đa số đều có đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy (Công an TP.HCM), Thanh tra Sở GTVT thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn giao của các tàu du lịch, nhất là trong thời điểm mùa mưa bão. Ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó ban chuyên trách Ban An toàn Giao thông TP.HCM cho biết những năm trở lại đây hoạt động các tàu du lịch tại thành phố đã được siết chặt. Đặc biệt, sau sau khi xảy ra vụ chìm tàu Dìn Ký tại Bình Dương (năm 2011) khiến 16 người thiệt mạng, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các tàu du lịch tại thành phố ngày càng siết chặt hơn. Các đoàn kiểm tra liên ngành thường tổ chức kiểm tra hoạt động tàu du lịch trên sông chứ không phải khi có sự cố ở các địa phương mới tổ chức kiểm tra. Theo ông, đến nay hoạt động các tàu du lịch tại thành phố đã vào khuôn khổ đảm bảo hoạt động tốt phục vụ được nhiều khách du lịch. Các phương tiện đều đảm bảo hoạt động hợp pháp. Trong khi đó tại Đồng Nai, hoạt động tàu du lịch tập trung nhiều tại khu vực phường Long Biên, Bửu Long, khu vực làng bưởi Tân Triều (TP.Biên Hòa)… Những năm qua dù trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng nào liên quan đến hoạt động tàu du lịch nhưng các cơ quan chức năng cũng đang siết hoạt động này để đưa vào quy củ. Một cán bộ Sở GTVT Đồng Nai cho biết, công tác kiểm tra hoạt động các tàu du lịch được thực hiện thường xuyên. Vào cao điểm mùa mưa bão công tác này sẽ được đẩy mạnh hơn. Qua kiểm tra nếu phương tiện nào không đảm bảo sẽ kiên quyết xử lý, không cho xuất bến để đảm bảo an toàn. Nguyễn Hữu Một tàu du lịch nghỉ đêm chìm trên vịnh Hạ Long năm 2011 khiến nhiều người thiệt mạng. Ảnh: Hoàng Anh Tuấn Theo nhận định của các nhà chức trách tỉnh Quảng Ninh, hiện các luồng tuyến hoạt động trên vịnh Hạ Long khá phức tạp, tàu hàng xen kẽ với tàu du lịch. Trong khi đội tàu du lịch đông, nhiều phương tiện xuống cấp; ý thức, trách nhiệm của một số thuyền trưởng, thuyền viên chưa cao; nhiều đơn vị tàu dù đã có bộ phận chuyên trách quản lý về kỹ thuật, pháp chế, tuy nhiên vẫn khoán toàn bộ việc cho thuyền, máy trưởng... Điều này đã dẫn đến nguy cơ mất an toàn cao và những tai nạn đáng tiếc đã từng xảy ra, gây thiệt hại cả người và tài sản. Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có 533 tàu được cấp phép hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, đa số là tàu vỏ gỗ (81%), số lượng tàu nhỏ (dưới 100CV) chiếm 46%, thiết kế tàu theo kinh nghiệm dân gian chưa đẹp, chưa tiện lợi, chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, phòng chống cháy nổ... Xử lý những bất cập, tồn tại này, ông Ngô Quang Tùng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Đội tàu du lịch phải được tính toán lại theo hướng nâng cao chất lượng, loại bỏ dần những tàu không đảm bảo điều kiện an toàn và thẩm mỹ. Tỉnh  quyết tâm đổi mới công tác quản lý đội tàu, dần thay thế tàu vỏ gỗ bằng tàu vỏ thép (hoặc vật liệu tương đương), tiến tới chấm dứt tàu vỏ gỗ hoạt động...

Nguyễn Quý

“Thức tỉnh” sau vụ chìm tàu Dìn Ký Tại TP.HCM, hoạt động tàu du lịch tập trung tại đầu mối bến Bạch Đằng (quận1) với các tàu lớn như Bến Nghé,  Sài Gòn… Các tàu chủ yếu phục vụ khách du lịch tham quan vừa cung cấp các dịch vụ ăn uống. Lộ trình tuyến từ bến Bạch Đằng rồi theo sông Sài Gòn đi các hướng Thanh Đa – Bình Quới, quận 9, Củ Chi, Lái Thiêu (Bình Dương)… Theo các cơ quan chức năng, hoạt động các tàu du lịch trong khu vực bến Bạch Đằng đều đảm bảo an toàn, đa số đều có đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Phòng Cảnh sát Giao thông đường thủy (Công an TP.HCM), Thanh tra Sở GTVT thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn giao của các tàu du lịch, nhất là trong thời điểm mùa mưa bão. Ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó ban chuyên trách Ban An toàn Giao thông TP.HCM cho biết những năm trở lại đây hoạt động các tàu du lịch tại thành phố đã được siết chặt. Đặc biệt, sau sau khi xảy ra vụ chìm tàu Dìn Ký tại Bình Dương (năm 2011) khiến 16 người thiệt mạng, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động các tàu du lịch tại thành phố ngày càng siết chặt hơn. Các đoàn kiểm tra liên ngành thường tổ chức kiểm tra hoạt động tàu du lịch trên sông chứ không phải khi có sự cố ở các địa phương mới tổ chức kiểm tra. Theo ông, đến nay hoạt động các tàu du lịch tại thành phố đã vào khuôn khổ đảm bảo hoạt động tốt phục vụ được nhiều khách du lịch. Các phương tiện đều đảm bảo hoạt động hợp pháp. Trong khi đó tại Đồng Nai, hoạt động tàu du lịch tập trung nhiều tại khu vực phường Long Biên, Bửu Long, khu vực làng bưởi Tân Triều (TP.Biên Hòa)… Những năm qua dù trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chưa xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng nào liên quan đến hoạt động tàu du lịch nhưng các cơ quan chức năng cũng đang siết hoạt động này để đưa vào quy củ. Một cán bộ Sở GTVT Đồng Nai cho biết, công tác kiểm tra hoạt động các tàu du lịch được thực hiện thường xuyên. Vào cao điểm mùa mưa bão công tác này sẽ được đẩy mạnh hơn. Qua kiểm tra nếu phương tiện nào không đảm bảo sẽ kiên quyết xử lý, không cho xuất bến để đảm bảo an toàn.

Nguyễn Hữu

Có thể bạn quan tâm