Nhà nước sẽ giảm vốn "ngoạn mục" tại Viglacera

Mặc dù kế hoạch tăng vốn điều lệ đã được đặt ra từ năm 2014, song đến giờ, Tổng công ty Viglacera – CTCP (mã: VGC) mới xúc tiến việc phát hành thêm 42,5 triệu cổ phần. Sự chậm trễ lạ kỳ ở Viglacera- m
Nhà nước sẽ giảm vốn "ngoạn mục" tại Viglacera

Mặc dù kế hoạch tăng vốn điều lệ đã được đặt ra từ năm 2014, song đến giờ, Tổng công ty Viglacera – CTCP (mã: VGC) mới xúc tiến việc phát hành thêm 42,5 triệu cổ phần. Sự chậm trễ lạ kỳ ở Viglacera- một “ông lớn” của Bộ Xây dựng vẫn đang làm ăn có lãi.

Theo thông báo từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), Viglacera sẽ thực hiện bán đấu giá công khai 30 triệu cổ phiếu VGC với giá khởi điểm 11.700 đồng/CP, giúp tăng vốn từ 2.645 tỷ đồng lên 3.070 tỷ đồng. Phiên đấu giá này đang được giới đầu tư rất quan tâm và cổ phiếu VGC được đánh giá là “hot” với nhiều tiềm năng chưa hé lộ. “Dìm” giá cổ phiếu VGC? Đến thời điểm này, HNX cho biết, đã có 278 nhà đầu tư đăng ký, tổng lượng đặt mua lên tới 82,33 triệu đơn vị, gấp 2,7 lần lượng chào bán. Trong đó, có tới 19 tổ chức và 159 nhà đầu tư cá nhân đăng kí mua cổ phần VGC, cũng thể hiện mức độ “hot” của mã này. Được cổ phần hoá từ năm 2014, Viglacera là một trong số ít doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng quản lý đã thực hiện thoái vốn nhà nước, trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, minh bạch thông tin. Viglacera cũng chưa niêm yết cổ phiếu lên sàn, mà hiện mới chỉ giao dịch trên Upcom với giá khoảng từ 13.000-16.000 đồng/CP. Cũng giống như các “ông lớn” tổng công ty, tập đoàn lớn thuộc Bộ Xây dựng khác, quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp, kéo dài nhiều năm do có những thay đổi quan trọng. Trước đó, ngày 24/6/2014, Bộ Xây dựng bất ngờ ra Quyết định số 716/QĐ-BXD điều chỉnh Phương án cổ phần hóa của Viglacera, theo đó, giảm vốn điều lệ từ mức 3.070 tỷ đồng xuống còn 2.645 tỷ đồng để thực hiện IPO. Đến tháng 2/2015, khi IPO, Viglacera chỉ bán được 19,47 triệu cổ phần (chiếm tỷ lệ 7,36% vốn điều lệ), thu về khoảng 200 tỷ đồng, tương ứng giá bán chỉ 10.272 đồng/CP. Phiên IPO này đã không thành công như kỳ vọng do thị trường chứng khoán khó khăn, dòng tiền khan hiếm… Nhưng đến thời điểm này, thị trường đang tăng mạnh với VN-Index quanh mức 650 điểm, giá cổ phiếu VGC cũng chỉ được xác định ở mức 11.700 đồng/CP khi đem đấu giá. Mức giá khởi điểm này khá “hời” nếu so với thị giá VGC đang ở mức 13.000-16.000 đồng, tức rẻ hơn 27% thị giá. Phải chăng VGC đang được “dìm” giá để tăng sức hấp dẫn, thanh khoản cho phiên đấu giá tới, thoát khỏi “dớp” đen khi IPO trước đây? Với khoảng 30 triệu cổ phiếu đấu giá lần này, chiếm tỷ lệ 9,77% vốn điều lệ mới (3.070 tỷ đồng), nhà đầu tư nếu gom được hết sẽ trở thành cổ đông lớn của Viglacera. Cùng với cổ phiếu đã sở hữu khi IPO trước đây, gộp lại vượt trên 10% thì cổ đông lớn này có thể cử người tham gia HĐQT của Viglacera một cách hợp pháp. Cơ cấu cổ đông của Viglacera vẫn duy trì như từ khi IPO, gồm: Bộ Xây dựng- đại diện vốn nhà nước đang nắm 91,49%, người lao động là 0,55% và 7,97% cổ đông khác. Tại ĐHCĐ năm 2015, Bộ Xây dựng đã cử 4 người đại diện vốn nhà nước tại Viglacera, gồm ông Luyện Công Minh, Chủ tịch HĐTV, nắm 29% vốn, ông Nguyễn Anh Tuấn nắm giữ 26,48% vốn, ông Trần Ngọc Anh và ông Nguyễn Quý Tuấn, mỗi người đại diện cho 18% vốn nhà nước. Phần vốn nhà nước sở hữu tương ứng giá trị là 2.419 tỷ đồng. “Mỏ vàng” Viglacera ĐHCĐ diễn ra tháng 11/2015 đã từng trình phương án phát hành 42,5 triệu cổ phần (tương đương 16,07% vốn điều lệ cũ 2.645 tỷ đồng), với giá chào bán dự kiến 10.600 đồng/CP. Tuy nhiên, cổ đông hiện hữu đã từ chối quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành theo phương án này. Như vậy, phiên đấu giá ngày 28/7 tới đây sẽ là cuộc “so găng” giữa 19 tổ chức và 159 nhà đầu tư cá nhân để dành quyền sở hữu 30 triệu cổ phần VGC (tỷ lệ 9,77% vốn). Quyền ưu tiên khớp lệnh sẽ dành cho nhà đầu tư đặt mua số lượng cổ phiếu lớn hơn. Nếu phiên đấu giá thành công, cổ đông nhà nước sẽ giảm sở hữu vốn tại Viglacera xuống chỉ còn 78,82%, một bước giảm vốn “ngoạn mục”. Bên cạnh đó, Viglacera còn có kế hoạch bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sau khi cổ phần hoá, song đến nay vẫn chưa thực hiện được. Lý do được hé lộ là do đối tác muốn mua tỷ lệ lớn, nhưng Bộ Xây dựng vẫn chưa đồng ý mở “room” ngoại. Hiện, danh tính của nhà đầu tư chiến lược vẫn chưa được các bên liên quan tiết lộ. Hoạt động kinh doanh của Viglacera thời gian qua vẫn tăng trưởng cao, ổn định, lợi nhuận khá, cổ tức từng chia tới 20%… Đây là công ty phát triển cân đối trên cả trên ba trụ cột chính là bất động sản- KCN, sản xuất vật liệu, dịch vụ hạ tầng. Đợt phát hành 30 triệu cổ phần tới đây sẽ giúp Viglacera có thêm tối thiểu 497 tỷ đồng, để rót vào các dự án tại KCN Phú Hà (Phú Thọ) giai đoạn một, dây chuyền sản xuất sản phẩm mới Kính tiết kiệm điện năng Low-e (Bình Dương), bổ sung vốn lưu động… Trong vài năm gần đây, Viglacera tập trung vào hoạt động bất động sản với hàng loạt dự án lớn, như: dự án nhà ở liền kề, biệt thự, chung cư giá thấp như Khu đô thị Đặng Xá 1 và 2 (Gia Lâm, Hà Nội), khu đô thị Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội), các dự án nhà ở cho công nhân ở Bắc Ninh. Đây là nguồn thu chính của Viglacera, cụ thể: tổng doanh thu hợp nhất năm 2014 là 2.177 tỷ đồng, năm 2015 giảm xuống còn 1.561 tỷ đồng. Trong quý I/2016, công ty đạt 487 tỷ đồng doanh thu hợp nhất. Mảng cho thuê bất động sản, hạ tầng KCN cũng đem lại 320 tỷ đồng trong hai năm 2014-2015 và 73 tỷ đồng trong quý I/2016. Mảng doanh thu từ cho thuê văn phòng, dịch vụ công nghiệp đem về 386 tỷ đồng trong hai năm gần đây và 56 tỷ đồng trong quý I/2016.

Theo Thu Hằng/Thời báo Kinh Doanh

Có thể bạn quan tâm