Nhận định POW khi chuyển sang sàn HOSE

KIS dự phóng doanh thu PV Power đạt 36.363 tỷ, tăng 7,7% và lợi nhuận gộp ước đạt 6.458 tỷ đồng, tăng hơn 46% do tăng trưởng chính từ Nhiệt điện Cà Mau 1&2 và Nhiệt điện Vũng Án
Nhận định POW khi chuyển sang sàn HOSE

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa ra quyết định chấp thuận niêm yết cho Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam – PV Power (POW) sau 9 tháng giao dịch trên UpCOM. Trên thị trường trải qua đợt lao dốc mạnh, đến nay cổ phiếu POW bắt đầu chuỗi ngày hồi phục, hiện giao dịch tại mức 14.900 đồng/cp.

PV Power tiền thân là Công ty TNHH MTV trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất điện năng và nắm tới 9,6% thị phần phát điện toàn quốc.

Hiện POW đang vận hành 4 dự án nhà máy nhiệt điện khí là Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch 1&2 với tổng công suất là 2.700 MW. Ngoài ra, PV Power cũng thực hiện đầu tư hai thủy điện lớn có hồ chứa là Hủa Na (180 MW) tại Nghệ An và Đắk Đrink (125 MW) tại Quảng Ngãi. Cuối năm 2015, PV Power nhận bàn giao nhiệt điện than Vũng Áng 1 (1.200 MW) từ PVN. Toàn bộ sản lượng điện được bán cho Tổng Công ty Mua bán Điện (trực thuộc EVN). Sản lượng điện hằng năm ước tính ở mức 24 tỷ kWh điện/năm.

Tháng 12/2017, PV Power thực hiện IPO và chuyển đổi mô hình thành CTCP.

Về hoạt động kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2018, PV Power đạt doanh thu thuần 24.789 tỷ đồng, tương ứng lợi nhuận gộp 3.456 tỷ đồng, giảm 7,8% so với năm 2018.

Theo bản giiar trình BCTC quý 3, phía PV Power cho biết lợi nhuận gộp giảm do sản lượng điện tăng chậm (chỉ tăng 3% so với cùng kỳ) do tình trạng thiếu than và thiếu khí. Đồng thời, năm 2017 PV Power ghi nhận lợi nhuận đột biến 1.000 tỷ do EVN trả cho nhiệt điện Vũng Áng 1 do không huy động hết Qc trong năm 2017.

Ngoài ra, trong kỳ Công ty chịu lỗ chênh lệch tỷ giá 447 tỷ, tăng mạnh so với cùng kỳ dấn đến lợi nhuận sau thuế giảm hơn 21% về mức 1.412 tỷ đồng. Đáng chú ý, vay nợ ngoại tệ lớn (EUR, USD) và rủi ro tỷ giá là hai yếu tố gây áp lực lớn trực tiếp đến lợi nhuận Công ty.

Mặt khác, sau chuyển đổi thành CTCP, khoản tạm trích lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2018 PV Power phải nộp về EVN là 1.656 tỷ, gây áp lực dòng tiền phải trả trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, với việc nhu cầu nhu cầu tiêu thụ điện trong 2 năm tới,ước tính tăng 10%/năm trong khi công suất phát điện chỉ tăng 4,7%/năm, PV Power được dự báo sẽ có đất tăng trưởng mạnh, nhất là trong bối cảnh thủy điện lại dự báo giảm khoảng 10 tỷ kWh trong năm 2019, nên yêu cầu điện từ các nhà máy nhiệt điện lại thêm bức thiết.

Với tỷ trọng nhóm nhiệt điện chiếm 93% công suất phát điện, Chứng khoán KIS Việt Nam dự đoán PV Power  sẽ hưởng lợi lớn trong năm 2019, ước tính sẽ tăng 12% so với năm nay, đạt khoảng 24 tỷ kWh.

Riêng năm 2019, KIS dự phóng doanh thu PV Power đạt 36.363 tỷ, tăng 7,7% và lợi nhuận gộp ước đạt 6.458 tỷ đồng, tăng hơn 46% do tăng trưởng chính từ Nhiệt điện Cà Mau 1&2 và Nhiệt điện Vũng Áng.

KIS cho biết thêm, áp lực lỗ tỷ giá và chi phí lãi vay tại PV Power sẽ giảm dần qua thời gian, với giả định tỷ giá trượt 2%/năm, lỗ tỷ giá trong năm 2019 ước tính tại mức 364 tỷ đồng (giảm 68% so với năm nay) và chi phí tài chính cũng giảm hơn 245 về 1.269 tỷ. Tương ứng, lợi nhuận ròng trong năm 2019 của PV Power sẽ tăng trưởng tốt, ước đạt 4,058 tỷ, tăng gần 75%.

Có thể bạn quan tâm