Nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội vẫn chây ì không chịu nộp thuế

Trong 4 tháng đầu năm, Cục Thuế Hà Nội đã đăng công khai 427 đơn vị nợ tiền thuế, phí, tiền thuê đất với tổng số tiền nợ là 1.061 tỷ đồng...
Nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội vẫn chây ì không chịu nộp thuế

Cục Thuế Hà Nội vừa công khai danh sách 143 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất với số nợ lên tới hơn 253 tỷ đồng.

Trong danh sách này có 8 doanh nghiệp nợ các khoản liên quan đến đất với tổng số nợ hơn 17 tỷ đồng. Đứng đầu là Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng - xuất nhập khẩu Hồng Hà nợ hơn 10 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, 135 doanh nghiệp nợ hơn 236 tỷ đồng thuế, phí. Trong số các doanh nghiệp này, ba đơn vị nợ lớn nhất là Công ty Cổ phần PIV hơn 5,7 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Trường An - Viwaseen nợ 3,3 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp và phát triển nhà 3 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong đợt công khai này có 19 doanh nghiệp nợ lớn với số tiền hơn 195 tỷ đồng mà Cục Thuế đã đăng công khai từ năm 2015/2016, nay tiếp tục được nhắc lại vì còn chây ỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, Cục Thuế Hà Nội đã đăng công khai 427 đơn vị nợ tiền thuế, phí, tiền thuê đất với tổng số tiền nợ là 1.061 tỷ đồng. Đến nay, đã có 109 doanh nghiệp và dự án nộp hơn 18 tỷ đồng.

Liên quan đến việc truy thu thuế, phí, mới đây, UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế và nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn thành phố do Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản là trưởng ban.

Để tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đôn đốc thu nợ thuế, tiền sử dụng đất và tiền thuê đất triển địa bàn, ban chỉ đạo yêu cầu Cục Thuế Hà Nội giao chỉ tiêu thu nợ đến từng quận, huyện, thị xã.

Với cá nhân, tổ chức nợ thuế, Cục Thuế Hà Nội phải tiếp tục triển khai các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng, thậm chí là cưỡng chế thuế ngay từ những ngày đầu năm 2018.

Ban chỉ đạo cũng yêu cầu Cục Thuế Hà Nội phối hợp với Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong việc xử lý các khoản nợ liên quan đến đất, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, sự luân chuyển dòng tiền của các đơn vị nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để đôn đốc.

Cần thiết mời người nộp thuế lên làm việc trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc đề xuất mời người nộp thuế làm việc trực tiếp tại UBND Thành phố Hà Nội, động viên người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm