Những bước chân phi truyền thống có thể làm nên dấu ấn

Chưa bao giờ giấc mơ made in Việt Nam lại gần đến vậy, khi công nghệ, phương thức sản xuất mới đang cho phép doanh nghiệp Việt Nam đi nhanh, đi tắt. Hàng Việt hoàn toàn có thể được sở hữu bởi doanh ng
Những bước chân phi truyền thống có thể làm nên dấu ấn

Hàng made in Việt Nam xuất hiện

Vingroup tiếp tục là cái tên làm gây xôn xao thị trường khi tung ta 4 mẫu sản phẩm điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart, sau khi gây sửng sốt với việc ra mắt các mẫu xe ô tô VinFast và xe máy điện với “tốc độ ánh sáng”.

Phía VinGroup cho biết, 4 sản phẩm đầu tiên ra đời vào cuối năm 2018 là một phần của 10 mẫu sản phẩm điện thoại thông minh thuộc mọi phân khúc, sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2019. Đi cùng với kế hoạch này, VinGroup cũng không ngần ngại mở cửa nhà máy sản xuất Vsmart đầu tiên tại Khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng cho báo giới, như muốn đánh tan những nghi vấn trước đó về tính khả thi của các kế hoạch này.

Một lần nữa, thị trường chứng kiến sự có mặt của những công nghệ, máy móc của các hãng hàng đầu thế giới tại nhà máy này, như máy gắn chip của ASM Siplace (thương hiệu số 1 thế giới xuất xứ từ Đức); máy in kem hàn của hãng Speedline, lò hàn thiếc của Omnimax (đều là thương hiệu số 1 thế giới đến từ Mỹ); các máy kiểm tra quang học tự động từ hãng Kohyoung (Hàn Quốc, là thương hiệu số 1 trong lĩnh vực này)...

Trước đó, sự xuất hiện của VinFast cũng dần trở nên có sức nặng khi đi cùng với công nghệ của BMW cũng như dàn nhân sự gắn với các thương hiệu đình đám khác của GM, Bosch..

Con đường để trở thành một tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ mà Vingroup đang đặt ra cho 10 năm tới trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, cũng giống như cách mà thị trường đang dần bình tâm khi đón nhận cách mà thương hiệu này đang làm với những sản phẩm made in Vietnam của mình.

Không thể chưa làm đã lo thất bại. Cơ sở của những cách đi mới là các doanh nghiệp Việt Nam đang có tầm nhìn khác biệt, họ xây dựng hệ sinh thái của doanh nghiệp Việt với sự hợp tác của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp, thay vì cách làm từ A đến Z như truyền thống”, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

Cuộc chơi đổi luật

Cách đây hơn 1 năm, khi Vingroup khởi công Tổ hợp sản xuất VinFast tại Khu Công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng, kế hoạch sản xuất ô tô Việt của VinFast trở thành đề tài nóng trên mọi diễn đàn, cả chính thức và trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng Vingroup đang đưa mình vào thế rủi ro khi đánh đổi một thương hiệu lớn cho một cuộc chơi mà thua nhiều hơn thắng.

Vào thời điểm đó, Vingroup là một tên tuổi vô danh trong làng công nghiệp ô tô Việt Nam, chưa nói đến thế giới, chưa từng tham gia sản xuất công nghiệp...

Nếu như đi đúng con đường mà các thương hiệu ô tô đã đi qua, như xây dựng hệ thống nhà xưởng, sản xuất nguyên phụ liệu, nghiên cứu công nghệ, đầu tư nhà xưởng quy mô... thì kế hoạch 2 năm ra sản phẩm ô tô made in Việt Nam của VinFast là một giấc mơ đầy ảo tưởng.

Thậm chí, một trong những thất bại của các chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam là chưa thể xây dựng được một hệ thống các doanh nghiệp trong lĩnh vực phụ trợ của ngành cho dù đã dựa rất nhiều vào các thương hiệu ô tô toàn cầu. Dù không ra mặt, nhưng không ít các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam cũng bày tỏ sự nghi vấn về các kế hoạch của VinFast.

Nhưng, chỉ sau 1 năm kể từ ngày khơi công, VinFast đã có sản phẩm bày bán. Hiện tại, các kênh nhận đặt mua các mẫu xe đầu tiên đều đã mở của. Cùng với đó, xe máy điện của VinFast đã chạy trên đường.

Điều đáng nói là những bản ký kết hợp tác với các thương hiệu, doanh nghiệp mà VinGroup liên tục công bố. Mới nhất là hợp tác với VNPOST để xây dựng các điểm sạc và cửa hàng tiện ích tại hệ thống bưu điện, bưu cục trên toàn quốc.

Trước đó, Vingroup cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – hai đơn vị nắm giữ phần lớn thị phần các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam để triển khai rộng rãi mô hình “tiện ích một điểm” tương tự.

Với các kế hoạch hợp tác này, Vingroup sẽ nhanh chóng đạt đến mục tiêu xây dựng 30.000 – 50.000 điểm sạc xe điện đến năm 2020.

Với ô tô VinFast, cách đi cũng tương tự khi Vingroup ký hợp đồng sản xuất xe mẫu với trị giá 5 triệu USD với nhà nhiết kế hàng đầu Pininfarina, mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ thương hiệu ô tô danh tiếng BMW... song song với việc đầu tư xây dựng nhà xưởng...

Rõ ràng, các kế hoạch đầu tư – kinh doanh cho hàng made in Việt Nam không dừng lại ở các bài tính lỗ lãi, thị trường, thị phần... đơn thuần, mà là cách chọn cuộc chơi phi truyền thống của ông chủ Vingroup và của nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác.

"Việc xây dựng những thương hiệu hàng đầu là sự nghiệp của các doanh nhân. Nhưng họ cần bệ đỡ và sự đồng hành của các cơ quan Chính phủ và cả hệ thống chính trị.

Cơ hội của hệ sinh thái hàng Việt

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) giữ quan điểm ủng hộ cách làm mới của Vingroup và những doanh nghiệp Việt Nam khác.

“Không thể chưa làm đã lo thất bại. Cơ sở của những cách đi mới là các doanh nghiệp Việt Nam đang có tầm nhìn khác biệt, họ xây dựng hệ sinh thái của doanh nghiệp Việt với sự hợp tác của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp, thay vì cách làm từ A đến Z như truyền thống”, ông Cung phân tích.

Đã có nhiều doanh nghiệp tiên phong trong cuộc chinh phục giấc mơ hàng Việt. Trong lĩnh vực công nghệ viễn thông Viettel; lĩnh vực phát triển các khu đô thị hiện đại có Vinhome; trong lĩnh vực ngành thực phẩm chế biến như Vinamilk, TH Truemilk, Bia Sài gòn, Vinacafe Biên Hòa, Cà phê Trung Nguyên, một số thương hiệu thủy sản và gạo Việt…

Hiện tại, cơ hội để có những thương hiệu Việt trong các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô… thoát khỏi “phận gia công” đã hiện hữu.

Thậm chí, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI còn cho rằng, sự trình làng của thương hiệu ô tô Việt đầu tiên VinFast mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng: “Việt Nam có thể đi tắt đón đầu!”. Đây là yếu tố sống còn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập”, ông Lộc nói.

Tuy vậy, đúng như ông Lộc phân tích, việc xây dựng những thương hiệu hàng đầu là sự nghiệp của các doanh nhân. Nhưng họ cần bệ đỡ và sự đồng hành của các cơ quan Chính phủ và cả hệ thống chính trị.

“Chúng tôi mong Chính phủ sẽ tiếp tục những nỗ lực cải cách để mở đường cho sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân. Chúng tôi cũng mong quan hệ đối tác công - tư PPP sẽ không chỉ là giải pháp để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mà còn là 1 giải pháp để xây dựng thương hiệu dẫn đầu trong các ngành công nghiệp quan trọng của đất nước”, ông Lộc kiến nghị.

Còn ở góc độ chuyên gia về cải cách nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, ông Cung cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần sự công bằng trong chính sách đầu tư, môi trường kinh doanh và trong cả tư duy quản lý nhà nước.

“Khi nhìn vào Vinfast, Bkav hay bất cứ một doanh nghiệp nào đang sản xuất hàng Việt, hãy nhìn họ như một xu thế đầu tư công nghệ, phương thức kinh doanh mới để hỗ trợ, để xây dựng cơ chế, chính sách, chứ không nhìn vào cụ thể 1 công ty, 1 doanh nghiệp để bình luận. Góc nhìn này sẽ khiến nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chọn cách đi khó khăn, cách đi phi truyền thống để thực hiện các kế hoạch lớn”, ông Cung nói.

Có thể bạn quan tâm