Những câu chuyện khó tin đằng sau 5 chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới (phần 1)

Không chỉ dựa vào chất lượng và độ quý hiếm, giá tri của một chiếc đồng hồ còn có thể nằm ở chính những câu chuyện thú vị đằng sau.
Những câu chuyện khó tin đằng sau 5 chiếc đồng hồ đắt giá nhất thế giới (phần 1)

Hơn 30 năm trước, Geneva's Antiquorum đã đi tiên phong trong phong trào đấu giá đồng hồ hiện đại với việc bán thành công ”Art of Patek Philippe". Trước đó, quan điểm sưu tầm những chiếc đồng hồ được cho là khá lập dị. Cho đến khi sự xuất hiện của các mẫu đồng hồ điện tử giá rẻ trong suốt những năm 70 và 80 đã minh chứng cho cho tuyên bố "những chiếc đồng hồ được chế tác thủ công truyền thống không chỉ là vật lưu giữ thời gian".

Cuộc đấu giá mang tính bước ngoặt của Geneva's Antiquorum, được tổ chức vào năm 1989, đã giúp củng cố  vị trí của Patek Philippe như là một lựa chọn đầu tư đầy thực tế của haute horlogerie. Đó là danh tiếng tồn tại cho đến ngày nay, nhờ vào “công thức thành công” của thương hiệu: di sản, đổi mới và “hào quang từ sự sùng bái”. Tháng 11 năm ngoái, chiếc Patek Philippe titan Grandmaster Chime đã được bán với giá 31 triệu USD tại Christie's - mức giá phá vỡ mọi kỷ lục.

Nhưng Patek Philippe không phải là lựa chọn duy nhất của các nhà sưu tập đồng hồ. Một số thương hiệu khác, từ Breguet cho đến Rolex, đều có những cuộc chiến đấu giá gây sốt của riêng mình với danh sách chờ đợi dài hàng trang giấy. Mặc dù được đánh giá dựa trên chất lượng, độ quý hiếm của sản phẩm, nhưng một câu chuyện tuyệt vời đằng sau chắc chắn cũng sẽ nâng thêm giá trị của một chiếc đồng hồ. Và dưới đây là năm ví dụ thú vị. 

Chiếc đồng hồ bị đánh cắp của Marie Antoinette

Nhà đồng hồ học nổi tiếng người Paris Abraham-Louis Breguet có thể làm ra loại đồng hồ nào nếu ông còn sống đến ngày nay? Thành thật mà nói, "cha đỡ đầu của ngành chế tạo đồng hồ hiện đại" - người được cho là đã công nghiệp hóa việc sản xuất đồng hồ cao cấp và vô số đổi mới công nghệ - có lẽ sẽ chẳng sản xuất đồng hồ.

Là một bậc thầy về cách giải quyết các vấn đề thực tế, nhiều khả năng ông sẽ chọn gây dựng sự nghiệp ở Thung lũng Silicon.

Bản thân chiếc đồng hồ thứ 160 của ông, “chiếc Marie-Antoinette” huyền thoại có thể coi là một kiệt tác đầu nguồn của “siêu máy tính”.

Mọi chuyện bắt đầu từ một vị quý tộc tại cung điện Versailles, vào năm 1783, đã ủy thác cho Breguet chế tạo chiếc đồng hồ phức tạp và quý giá nhất cho nữ hoàng Marie Antoinette. 

Ông Breguet đã thực hiện nghĩa vụ một cách vô cùng chu đáo, trang bị cho chiếc đồng hồ bỏ túi trong suốt với nhiều phát minh độc đáo (bao gồm cả lên dây tự động, chỉ giờ thiên thể, trạng thái lên dây và lịch vạn niên), tất cả đều làm từ kim loại quý. 

Tuy nhiên, lại có một vấn đề “nho nhỏ” phát sinh: 823 phần phụ tùng của chiếc đồng hồ cần tới gần 30 năm để hoàn thiện. Điều này có nghĩa là nó được hoàn thành chỉ sau khi Marie Antoinette bị hành quyết và bốn năm sau khi Breguet qua đời (nó được hoàn thiện bởi của con trai ông).

Chiếc đồng hồ được mua lại bởi Sir David Salomons. Sau cái chết của ông vào năm 1925, chiếc đồng hồ trở thành vật trưng bày trứ danh tại Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo tại Jerusalem (do con gái ông thành lập vào những năm 1970). Nhiều năm sau đó, vào ngày 17/4/1983, hơn 100 chiếc đồng hồ quý hiếm của Sir David, bao gồm cả chiếc Marie-Antoinette, đã “không cánh mà bay” chỉ trong một đêm. 

Vụ trộm đã là một bí ẩn trong suốt 23 năm cho đến khi cảnh sát Israel nhận được hai thông tin tiết lộ từ những người tuyên bố là đã được thấy những chiếc đồng hồ. Và người ta đã phát hiện ra rằng, Naaman Diller, một tên trộm mèo có tiếng trong những năm 1960, đã một tay vượt qua hệ thống an ninh của bảo tàng để đánh cắp bộ sưu tầm, trong nhiều năm cất giữ chúng trong các két sắt ở khắp Hoa Kỳ, Châu Âu và cả Israel. Sau cái chết của Diller vào năm 2004, người vợ của y đã cố gắng bán những món đồ này và bị bắt quả tang, chịu quản chế 5 năm vì tội buôn bán hàng ăn cắp. 

Trong số 106 chiếc đồng hồ, 39 chiếc - bao gồm cả món quà của Marie Antoinette - đã được khôi phục và trả lại cho bảo tàng, nơi chúng đang được trưng bày trước công chúng. 

Chiếc đồng hồ phức tạp nhất được chế tạo hoàn toàn bằng tay

Chiếc đồng hồ Patek Philippe Grandmaster Chime hiện đại được bán với giá 31 triệu USD có thể gây trầm trồ, nhưng chiếc đồng hồ mà nó đã phá vỡ kỷ lục mới khiến người ta phải gật đầu thán phục. 

Được làm cho chủ ngân hàng nổi tiếng ở New York Henry Graves Jr, và có đến 24 chức năng (bên cạnh việc chỉ giờ); chiếc đồng hồ Supercomplication được coi là chiếc đồng hồ phức tạp nhất từng được chế tạo cho tận đến khi Patek Philippe tạo ra Calibre 89 trong dịp kỷ niệm 150 năm thành lập vào năm 1989.

Nhưng sự thật vẫn là, Supercomplication chính là chiếc đồng hồ phức tạp nhất từng được tạo ra mà không có công nghệ máy tính hỗ trợ. 

Supercomplication sở hữu bộ lặp phút với chuông "Westminster", đồng hồ bấm giờ "chronograph" có thể ghi lại hai sự kiện đồng thời, lịch vạn niên, tuần trăng, chức năng báo bình minh và hoàng hôn, một biểu đồ thiên thể của bầu trời đêm Thành phố New York, cùng vô số chi tiết độc đáo khác. Và tất cả đều được vẽ, tính toán, sản xuất và lắp ráp hoàn toàn bằng tay.

(Còn tiếp)

Nguồn: CNN

Có thể bạn quan tâm