Những đánh giá ban đầu về nguyên nhân đằng sau tai nạn Boeing 737-800 tại Iran

Một chiếc máy bay Boeing của Ukraine rơi thẳng xuống mặt đất sau khi cất cánh từ Tehran khiến 176 người tử vong.
Những đánh giá ban đầu về nguyên nhân đằng sau tai nạn Boeing 737-800 tại Iran

Máy bay Boeing 737-800 của Ukraine International Airlines khởi hành từ Tehran tới Kiev với hầu hết hành khách là người Iran và Canada gốc Iran đã bị rơi thẳng từ trên không xuống mặt đất vài giờ sau các cuộc tấn công tên lửa của Iran nhằm vào căn cứ của lực lượng quân đội Mỹ, dậy lên một làn sóng tranh cãi, suy đoán về khả năng máy bay bị tên lửa bắn trúng. 

Tuy nhiên, theo 5 nguồn tin an ninh từ 3 người Mỹ, 1 người châu Âu và 1 người Canada - tiết lộ với điều kiện giấu tên, rằng dựa trên đánh giá ban đầu của cơ quan tình báo phương Tây, máy bay đã gặp trục trặc kĩ thuật chứ không phải bị tên lửa bắn rơi. Có bằng chứng cho thấy một trong những động cơ đã quá nóng kể từ khi máy bay cất cánh, nguồn tin từ Canada cho biết. 

Đại diện từ phía Boeing cho biết: “Chúng tôi đang liên lạc với gia đình các khách hàng và sát cánh cùng họ trong thời điểm khó khăn này. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bằng mọi cách cần thiết.” 

Sự việc khiến cổ phiếu Boeing giảm 1,1% vào thứ Tư (8/1).

Đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên của Ukraine International Airlines có trụ sở tại Kiev, và hãng cho biết họ đang làm mọi cách để xác định được nguyên nhân tai nạn. Chính phủ Ukraine hiện đã cử một nhóm nhóm chuyên gia tới Iran để điều tra. TT Volodymyr Zelenskiy tuyrn bố ông đã chỉ thị cho Công tố viên trưởng cấp cao Ukraine tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự, nhưng không nêu rõ sẽ có liên quan đến đơn vị nào. 

Theo quy tắc quốc tế, trách nhiệm điều tra vụ tai nạn thuộc về Iran, và Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Canada sẽ có cuộc nói chuyện với Bộ trưởng Iran để nhấn mạnh tầm quan trọng của một cuộc điều tra công bằng, sâu rộng. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Hoa Kỳ đang kêu gọi hợp tác toàn diện với bất kỳ cuộc điều tra nào từ các bên. Hoa Kỳ - nơi máy bay được thiết kế và chế tạo - có quyền được tham gia và công nhận trong cuộc thăm dò điều tra. 

Vụ tai nạn dường như sẽ làm căng thẳng các giao thức quốc tế trong công cuộc hợp tác điều tra, đặc biệt tại thời điểm Hoa Kỳ và Iran đang “sa lầy” trong những cuộc đối đầu quân sự. 

Truyền hình nhà nước Iran cho biết, 2 hộp đen dữ liệu đã được tìm thấy nhưng không rõ Iran sẽ gửi tới đơn vị nào để phân tích nhưng chắc chắn sẽ không chia sẻ chúng với Boeing. 

Công ty giám sát máy bay của Hoa Kỳ Aireon đã thu thập dữ liệu về vị trí máy bay rời và cũng chia sẻ thông tin với các cơ quan chức năng phù hợp. 

Nguồn: Reuters

Có thể bạn quan tâm