“Nội soi” thị trường Đà Nẵng

Nhiều báo cáo phân tích gần đây cho thấy Đà Nẵng được coi là một trong những địa bàn ghi nhận tốc độ phát triển hạ tầng lẫn thị trường BĐS đáng nể thời gian qua. Một lần nữa, đơn vị tư vấn Savills t
“Nội soi” thị trường Đà Nẵng

Nhiều báo cáo phân tích gần đây cho thấy Đà Nẵng được coi là một trong những địa bàn ghi nhận tốc độ phát triển hạ tầng lẫn thị trường BĐS đáng nể thời gian qua.

Một lần nữa, đơn vị tư vấn Savills tiếp tục cung cấp nhiều chỉ báo mang tính tổng quan về sức khỏe địa ốc Đà Nẵng trong nửa năm qua. Dải đất miền Trung đang hội đủ yếu tố cần thiết để thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng địa ốc, giữa bối cảnh thị trường đang hồi phục tích cực.

Trên cơ sở phân tích “Vui chơi giải trí và Văn hóa có sự liên kết chặt chẽ”, hiện địa bàn Đà Nẵng ghi nhận có mặt của ba sân golf tiêu chuẩn quốc tế (Norman, Montgomerie và Faldo) dọc bờ biển, 5 dự án mới đang được lên kế hoạch trong vòng hai năm tới. Đồng thời, bờ biển miền Trung còn có các di sản văn hóa UNESCO như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Hoàng thành Huế. Thiên thời, địa lợi cho khách sạn Theo Savills, phát triển cân bằng giữa du lịch và kinh tế là sự ưu tiên với Đà Nẵng. Thêm vào đó, các dự án đầu tư FDI được ưu tiên ở Đà Nẵng bao gồm du lịch, thương mại và ngành công nghệ thông tin và công nghệ cao. Đối với thị trường địa ốc, Đà Nẵng cung cấp cho các nhà đầu tư lợi ích từ sự phát triển hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị tốt. Cụ thể, mạng lưới chức năng vệ tinh được hình thành; các khu vực ven biển phía Tây Bắc có lợi thế cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, trong khi các khu vực đô thị phát triển hướng tới một trung tâm thương mại tài chính và giáo dục. Khu vực ven biển phía Đông được đánh dấu cho ngành dịch vụ du lịch – khách sạn và ở phía Nam, dự kiến phát triển du lịch và một đô thị lớn. Chứng minh cho tiềm lực phát triển phân khúc khách sạn, Savills cung cấp hàng loạt dữ liệu. Trong năm 2015, tổng cộng có 73 khách sạn (từ 3 đến 5 sao) với 8.485 phòng, trong đó, 7/11 khách sạn 5 sao và 4/14 khách sạn 4 sao được quản lí bởi nhà điều hành quốc tế. Do đó, thị trường còn nhiều cơ hội cho sự hiện diện của các nhà điều hành nước ngoài. Hiện tập đoàn Accor Hotels và Resorts Group là nhà điều hành lớn nhất tại Đà Nẵng. Tương lai sẽ đón nhận các dự án khách sạn như Crowne Plaza giai đoạn 2, Hilton Đà Nẵng Hotel và Four Points thuộc Sheraton. Khu nghỉ dưỡng sòng bài Nam Hội An với mức đầu tư 4 tỷ USD dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2019, thúc đẩy mạnh mẽ cho việc hình thành chuỗi khách sạn du lịch từ Đà Nẵng đến Hội An. Trong nửa năm đầu 2016, tổng lượng khách du lịch tới Đà Nẵng tăng 28% theo năm, trong đó, lượng khách nội địa tăng 4% theo năm. Sức mạnh từ biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng đang tiên phong trong BĐS cao cấp ven biển và xếp thứ hai (sau Nha Trang) về tổng nguồn cung với 1.199 biệt thự và 3.367 căn hộ. Các khảo sát chỉ ra rằng, hơn 80% người mua đến từ Hà Nội, bị thu hút bởi danh mục đa dạng về các sản phẩm, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, những triển vọng du lịch và các chính sách bán hàng hấp dẫn, cũng như một hình ảnh một thành phố xanh, trẻ trung và năng động. Ở một tham chiếu khác, Savills cho rằng những yêu cầu nhà ở tại Việt Nam đang dần thay đổi (theo hướng có lợi cho sản phẩm nghỉ dưỡng – PV). Cụ thể “Biệt thự nghỉ dưỡng và lựa chọn lối sống đang trở nên phổ biến” và “tầng lớp trung lưu có mức tăng trưởng tốt, và tầng lớp giàu có còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn”. Các dự án thành công phải kể đến Bà Nà Hill, Ocean Villas, Hayatt Regency, Furama, Intercontinetal, và Azura. Các dự án tương lai có quy mô lớn bao gồm Soleil Đà Nẵng, Coco Bay, Đa Phước, Hàn Riverside, Ariyana, Central Coast, Vinpearl Han River, và Ocean Suites& Estates. Savills dự báo, thị trường đang đón chờ nguồn cung lớn về căn hộ và biệt thự biển nơi đây. Trong khi đó, “Cơ hội trong tương lai” là đánh giá của Savills dành cho hạng mục bán lẻ tại địa bàn Đà Nẵng. Trong năm 2016, mật độ mặt bằng bán lẻ đạt 0,15m2/người, tương đương với các thành phố khác tại Việt Nam và thấp hơn nhiều so với các khu vực dẫn đầu như Jakarta, Kuala Lumpur và Bangkok. Do đó, đây là cơ hội để thị trường bán lẻ tại Đà Nẵng phát triển lâu dài trong tương lai. Nhắc về thời hoàng kim, thị trường bán lẻ tại Đà Nẵng hoạt động tốt nhất vào năm 2015. Thời gian đó, công suất trung bình đạt 88%, cao hơn 18% so với năm 2014 và 10% so với năm 2011. Giá thuê trung bình đạt 22 USD/ m2/tháng, tăng 29% theo năm và không thay đổi so với năm 2010. Cuối cùng, phân khúc văn phòng tỏ ra chưa thật sự bùng nổ khi xét theo chiều dài 2010-2015. Trong năm 2015, nguồn cung văn phòng Đà Nẵng đạt 86.490 m2. Cụ thể về hạng, hạng A cung cấp khoảng 6.310 m2 (chỉ chiếm 7% tổng nguồn cung văn phòng). Đồng thời, nguồn cung hạng B và hạng C chiếm đa số, lần lượt đạt 46% và 47%. Tư vấn đánh giá, thị trường văn phòng Đà Nẵng hoạt động chưa được hiệu quả trong khoảng 2010 – 2015. Trong vòng 6 năm trở lại đây, công suất trung bình hạng A được cải thiện, từ 62% trong năm 2010 đến 97% trong năm 2015. Giá thuê trung bình hạng A giữ ở mức ổn định, đạt 18 USD/ m2/tháng trong năm 2015.

Đông Hưng/TBKD

Có thể bạn quan tâm