Nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận công nghệ thời 4.0

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ mở ra rất nhiều cơ hội lớn để bắt nhịp với các xu hướng, cải thiện năng lực cạnh tranh đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp V
Nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận công nghệ thời 4.0

Muốn sản phẩm nông nghiệp đứng vững trên thị trường thì điều đầu tiên phải nghĩ đến chất lượng của sản phẩm. 

Đánh giá về thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực về nông sản thực phẩm của nước ta hiện nay, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN-PTNT cho hay nghành nông nghiệp Việt Nam vừa trải qua 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo Quyết định Thủ tướng Chính phủ số 899/QĐ-TTg và nhận được những hiệu ứng tích cực về chuyển đổi mạnh mẽ nhận thức của cơ quan quản lý, người nông dân và các đơn vị liên quan.

Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như gạo, hạt điều, cà phê... đã có mặt ở 180 quốc gia trên thế giới. Giá trị xuất khẩu ngày càng nâng lên rõ rệt, năm 2017, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản đạt 36,53 tỷ USD. Chỉ tiêu của Chính phủ năm 2018 là 40 tỷ USD và trong 10 tháng qua đã đạt gần 34 tỷ USD...

Mặc dù vậy, một trong những thách thức lớn nhất hiện nay chính là vấn đề áp dụng công nghệ trong nông nghiệp. Cụ thể, hiện nay Việt Nam có hơn 40 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Chính phủ và Bộ NN-PTNN phê duyệt nhưng khi đi vào hoạt động thì gặp nhiều vấn đề.

Hay các vấn đề xuyên suốt như nguồn gốc, an toàn thực phẩm... vẫn còn nhiều diễn biến khó lường, rất khó thay đổi nhận thức một số bộ phận từ nhà sản xuất, nông dân. Muốn sản phẩm nông nghiệp đứng vững trên thị trường thì điều đầu tiên phải nghĩ đến chất lượng của sản phẩm. 

Về vấn đề tiêu thụ nông sản, ông Toản cho rằng hầu hết người Việt còn chưa tuân thủ vào chuỗi cung ứng sản phẩm các siêu thị, vẫn còn thói quen tiêu dùng chưa văn minh: “tiện đâu mua đó”, thiếu một cái gì cho bữa ăn hằng ngày là chạy ra đầu hẻm để mua ngay. Điều này đòi hỏi các Bộ ngành liên quan, các địa phương, các tổ chức quốc tế cùng nhau hỗ trợ, áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất trong phân phối, chế biến cho đến khi sản phẩm lên trên bàn ăn của người tiêu dùng.

"Đồng quan điểm, ông Freek Vossenaar, Đặc phái viên, Bộ Nông nghiệp - Tự nhiên và Chất lượng Hà Lan, cho biết có 2 điểm yếu cần giải quyết dứt điểm trong việc xây dựng chuỗi thực phẩm này chính là: Người tiêu dùng và người nông dân, và một mối quan hệ khác đó là giữa người nông dân với môi trường.

Người tiêu dùng ngày càng thông minh, họ thích ăn thức ăn ngon nhưng cũng để ý những gì đang diễn ra xung quanh khu vực mà người nông dân đang làm việc (mùi hôi, vệ sinh...).    

“Cần phải làm những những việc cơ bản, đúng đắn trước tiên, như tìm mọi cách đạt năng suất cao nhất thông qua những thông lệ phù hợp về hạt giống, thủy lợi, điều kiện thổ nhưỡng...

Bên cạnh đó cần giảm lãng phí, thất thoát các sản phẩm và điều quan trọng nhất là phải xây dựng năng lực cho nông dân và chú trọng an ninh lương thực”, ông Freek Vossenaar đưa ra lời khuyên.

Đại diện cho các nông dân, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, kiến nghị Bộ NN-PTNT cần phải có sự hỗ trợ sát sao, quan tâm hơn nữa đối với các DN nhỏ lẻ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kì hội nhập, bởi hiện nay có nhiều chính sách chỉ phù hợp với các “ông lớn” mà bỏ qua những mong muốn của các đơn vị này.

“Chúng ta nhắc rất nhiều về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng thực tế có rất nhiều nông dân chưa tiếp cận và đang rất cần được hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi tiềm kiếm nguồn thực phẩm an toàn dù đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng.

Chính vì thế mà lượng hàng hóa cũng như giảm các gánh nặng khác còn khá khiêm tốn, chưa bứt phá, trong khi trên thế giới đang chuẩn bị bước sang cuộc cách mạng mới”, bà Minh cho hay.

Có thể bạn quan tâm