Phiên 8/5: ROS đang lên bỗng “đứt dây đàn”, VN-Index trượt về 718 điểm

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay (8/5), sắc xanh chiếm chủ đạo với 120 mã tăng giá, song những mã vốn hoá lớn lại nhuộm sắc đỏ. Cổ phiếu ROS có phiên giảm giá mạnh lần thứ 3 liên tiếp trong vòng 2 tháng
Phiên 8/5: ROS đang lên bỗng “đứt dây đàn”, VN-Index trượt về 718 điểm

Chỉ số VN-Index trượt về 718 điểm phiên sáng nay 8/5

Tuần thứ hai sau kỳ nghỉ lễ, dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán có xu hướng tăng lên dù tháng 5 theo giới đầu tư thường rỉ tai là “Sell In May, Go Away” (Bán tháng 5 và đi chơi”. Song điều này có thể không hoàn toàn đúng với diễn biến của thị trường chứng khoán trong tháng 5/2017.

Mở cửa phiên giao dịch, Chỉ số VN-Index ở tăng nhẹ lên 720,61 điểm, HNX-Index tăng nhẹ 0,02 điểm lên 89,73 điểm và Upcom-Index tăng nhẹ lêng 58,03điểm.

Thị trường đầu tuần giao dịch sôi động. Đến 9h50 sáng, VN-Index giảm về 718,1 điểm (giảm 1,9 điểm, -0,26%), có 113 mã tăng giá, 13 mã tăng trần, 110 mã đứng giá và 99 mã giảm giá.

Các nhóm cổ phiếu có vốn hoá lớn đều ghi nhận sự giảm giá mạnh trong phiên sáng nay.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng - tài chính như BVH, VCB, BID, ACB, MBB, STB... đồng loạt giảm giá, sắp đỏ bao trùm chỉ trừ mã CTG đứng giá tham chiếu 17.750 đồng/CP. Trong đó, cổ phiếu MBB bất ngờ quay đầu giảm về 16.650 đồng/CP sau 1 tuần thăng hoa tăng mạnh, có lúc đạt 16.800 đồng/CP. MBB tăng mạnh nhờ những thông tin hỗ trợ tích cực từ kết quả lợi nhuận quý 1 với lãi đột biến 889 tỷ đồng trong quý 1/2017. 

Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, thép như CTD, HBC, ROS, HPG, NVL, DXG... lại nhuộm sắc đỏ, giảm điểm đáng kể sau 1 tuần hồi phục.

Trong sáng nay, cổ phiếu “vua xây dựng” ROS bất ngờ giảm mạnh tới 5.3 điểm so với giá tham chiếu 161.500 đồng/CP, xuống mức thấp nhất 156.200 đồng/CP. Đây là lần giảm mạnh thứ 3 liên tiếp của cổ phiếu ROS trong vòng 2 tháng qua, và giảm tới 11,75 điểm so với mức đỉnh 177.000 đồng/CP, tức mỗi cổ phiếu ROS đã bốc hơi gần 21.000 đồng. Song thị giá ROS vẫn ở mức cao trên sàn, gấp hơn 15,6 lần mệnh giá và vốn hoá đạt hơn 67,2 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 1.600 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước. 

Đáng chú ý, ROS giảm giá mạnh thì vào lúc 9h20 phút, trên bảng điện tử xuất hiện những lệnh đặt mua khối lượng lớn với tổng cầu vượt hơn 6 triệu đơn vị. Lúc này ROS giảm ở mức giá 156.300 đồng/CP.

Đến 10h, các lệnh đặt mua khủng rút dần, tổng cầu giảm mạnh chỉ duy trì ở mức chưa tới 1 triệu đơn vị khi giá ROS hồi phục ở mức 156.600 đồng/CP. Như vậy, chỉ sau 1 giờ giao dịch, đã có hơn 4,95 triệu cổ phiếu ROS được trao tay, giá trị giao dịch ước tính đạt hơn 774 tỷ đồng. Đây cũng là một trong số ít phiên giao dịch cổ phiếu vua xây dựng “chớp nhoáng” với lượng cầu tăng đột biến.

Lực cầu mua ROS tăng đột biến hơn 6 triệu đơn vị trong 1 giờ đầu giao dịch 

Giới đầu tư vẫn đang theo dõi diễn biến “nóng” của ROS và không ít hoài nghi về nguồn cầu mua ROS tăng đột biến do nguyên nhân nào?

Bởi tại ĐHCĐ thường niên của CTCP FLC Faros vừa diễn ra tuần trước, kết quả kinh doanh của Faros vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao với 470 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2016 và tỷ lệ cổ tức 10% bằng cổ phiếu (dự kiến quý 3 mới chia). Năm 2017, Faros đặt mục tiêu doanh thu đạt hơn 4.914 tỷ đồng, tăng 38,7% và lợi nhuận sau thuế ở mức 588,8 tỷ đồng, tăng hơn 25%. HĐQT trình kế hoạch chia cổ tức không thấp hơn 50%/lợi nhuận sau thuế, bằng tiền hoặc cổ phiếu, hoặc cả 2 phương án.

Trong quý 1/2017, công ty ghi nhận tổng thu nhập 952,5 tỷ đồng, tăng gần 42% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ 10,2% đạt 92,1 tỷ đồng.

Thông tin đáng chú ý là FLC và Faros có thể sáp nhập trong tương lai song lãnh đạo công ty cho biết “mới chỉ là ý định” và chưa có kế hoạch cụ thể.

Trong khi cổ phiếu ROS đỏ lửa thì mã FLC lại hồi phục đáng ngạc nhiên khi cả tuần qua duy trì sắc xanh, giao dịch ở mức 7.390 đồng/CP. Phiên cuối tuần trước, khối ngoại mua ròng hàng triệu đơn vị. 

mã CTD – nhà thầu Coteccons cũng giảm 0,5 điểm xuống giao dịch ở mức 200.000 đồng/CP, KLGD ở mức rất thấp. Mã DXG đứng giá tham chiếu ở 22.450 đồng/CP, KLGD đạt hơn 1 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu Bluechips vẫn duy trì sức tăng trong phiên sáng any, như FPT, REE, DCM, DPM… giúp đẩy thị trường tăng điểm. Bộ đôi HAG, HNG giảm mạnh trong phiên sau khi “bốc đầu” tăng mạnh tuần trước./.

>> Sáp nhập FLC – Faros: Khi nào “hai ta về một nhà”?

Có thể bạn quan tâm