Không thể khoan nhượng trước những hành động của Trung Quốc

Dù đã nỗ lực dể ngăn cản làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế, nhưng Trung Quốc tiếp tục phải hứng chịu búa rìu dư luận tại Đối thoại Shrangri-La 2016. Làn sóng chỉ trích Trung quốc tiếp tụ
Không thể khoan nhượng trước những hành động của Trung Quốc
Dù đã nỗ lực dể ngăn cản làn sóng chỉ trích của cộng đồng quốc tế, nhưng Trung Quốc tiếp tục phải hứng chịu búa rìu dư luận tại Đối thoại Shrangri-La 2016.
Làn sóng chỉ trích Trung quốc tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong 3 ngày diễn ra cuộc Đối thoại Shangri-La. Phát biểu tại Đối thoại, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho rằng những động thái gây bất ổn của Trung Quốc gây lo ngại cho một cuộc chạy đua quân sự hiện tại và tương lai. “Chạy đua vũ trang là một vấn đề ngày càng nhạy cảm. Chúng ta không thể để cho nó phân tâm các mối đe dọa đến từ bên ngoài như nhóm Nhà nước Hồi giáo. Không cần thiết phải thêm vào sự căng thẳng trong khu vực này ". Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La thường niên lần thứ 15 đang diễn ra ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang tiếp tục "bị gặm nhấm" bởi những yêu sách bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, cũng như âm mưu của Bắc Kinh tạo ra các căn cứ quân sự tại các đảo đang tranh chấp và tăng cường tuần tra biển để củng cố các yêu sách sai trái của mình. "Các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang cô lập họ, vào đúng lúc toàn khu vực đang xích lại gần nhau". tự xây một bức Vạn lý trường thành cô lập mình". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ tạo ra một "Vạn lý trường thành tự cô lập mình" khi tiếp tục các hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông. Không thể khoan nhượng trước những hành động của Trung Quốc ảnh 1Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Không thể khoan nhượng trước hành động của Trung Quốc Trong một động thái cứng rắn hơn hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm thay đổi nguyên trạng bãi cạn Scarborough ở vùng biển tranh chấp sẽ mang lại hậu quả. Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường 9 đoạn" (hay còn gọi là đường lưỡi bò) phi lý, bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, khiến các nước láng giềng Đông Nam Á phẫn nộ, đồng thời đặt họ đối đầu với Mỹ vì yêu sách này gây ảnh hưởng tới hoạt động đi lại vô hại tại vùng biển quốc tế theo quy định của Công ước luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982.  Biển Đông cũng đã trở thành một điểm nóng trong những cuộc tranh cãi gần đây giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Phản bác trước luận điểm của Trung quốc rằng “Nhật bản và Mỹ chỉ là kẻ đứng ngoài cuộc trong tranh chấp Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã khẳng định Tokyo lo ngại sâu sắc về những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông, khẳng định rằng không một nước nào có thể là "người ngoài cuộc" khi liên quan đến sự ổn định khu vực. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 ở Singapore ngày 4/6, dù không nêu đích danh Trung Quốc khi nói về các thách thức an ninh lớn trong khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh "các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng và củng cố các thay đổi đó như một sự đã rồi sẽ làm chệch hướng đáng kể trật tự biển dựa trên các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế", đồng thời khẳng định các hành động như vậy đặt ra "thách thức" đối với trật tự toàn cầu dựa trên nguyên tắc hiện nay. Không thể khoan nhượng trước những hành động của Trung Quốc ảnh 2Phó Tổng tham mưu trưởng Trung quốc Tôn Kiến Quốc tranh thủ sự ủng hộ của các nước. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục bị cô lập. Tất nhiên, Trung quốc không chịu ngồi yên  nghe chỉ trích. Trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho rằng, phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản là nhằm “chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực”. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu cầu các nước “ngoài khu vực” tuân thủ cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-la, Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác quân sự quốc tế thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc, ông Guan You Fei cũng lên tiếng biện hộ khi bị nhiều nước chỉ trích, cho rằng, không có chuyện Trung Quốc đang tự cô lập mình như phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Trung Quốc còn chơi trò phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La, xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc. Theo nội dung tờ rơi, Trung Quốc cho rằng vấn đề Biển Đông vô cùng phức tạp và nhạy cảm, con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan. Trung Quốc còn cho rằng ASEAN là một tổ chức khu vực, không thể tham gia phán quyết với tư cách là một đương sự trong tranh cãi này. Điều này hoàn toàn trái ngược với những nhận định chung của các quan chức và học giả tham dự hội nghị. Nhận định về động thái này của Trung Quốc, cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS) Bonnie Glaser cho rằng “Có rất nhiều tài liệu Trung Quốc công bố về Biển Đông vốn không hoàn toàn là sự thật. Nên cần phải dựa vào các học giả và chính phủ các nước trên thế giới xem Trung Quốc có bóp méo sự thật hay không và thực tế Trung Quốc có rất nhiều cách để làm việc đó.”. Nhà phân tích Carl Thayer cho rằng Trung Quốc muốn tạo ấn tượng rằng cả thế giới ủng hộ họ trong vấn đề Biển Đông. “Bắc Kinh vốn không muốn quốc tế hóa vấn đề này nhưng chính hành động của họ đã quốc tế hóa vấn đề, khi lôi kéo các nước thực sự không liên quan lên tiếng về vấn đề Biển Đông”.

N.Quang

(Theo BBC, Reuters, ISS.com, SCP)

Có thể bạn quan tâm