Rò rỉ tài liệu cho thấy nhiều ngân hàng lớn thực hiện giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp

Thông tin này được cho là dựa trên các "báo cáo về hoạt động đáng ngờ" (SARs) được đệ trình lên Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính của Bộ Tài chính Hoa Kỳ (FinCen).
Rò rỉ tài liệu cho thấy nhiều ngân hàng lớn thực hiện giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp

Một số ngân hàng toàn cầu đã thực hiện nhiều giao dịch chuyển tiền bất hợp pháp trong hơn 2 thập kỷ, bất chấp các báo hiệu “đỏ” về nguồn gốc số tiền, BuzzFeed và các phương tiện truyền thông khác đưa tin vào Chủ Nhật (20/9), trích dẫn tài liệu bí mật do các ngân hàng đệ trình lên chính phủ Hoa Kỳ.

Các báo cáo SARs đã được BuzzFeed News thu thập và được chia sẻ với Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và nhiều tổ chức truyền thông khác. 

ICIJ cho biết, các tệp chứa thông về những giao dịch chuyển tiền trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD từ năm 1999 đến 2017 bị các bộ phận tuân thủ nội bộ của các tổ chức tài chính gắn tag là “đáng ngờ”. Bản thân các báo cáo SARs không nhất thiết là bằng chứng về hành vi sai trái và tài liệu rò rỉ chỉ là một phần rất nhỏ so với các báo cáo cụ thể được nộp cho FinCen.

5 ngân hàng toàn cầu xuất hiện thường xuyên nhất trong các tài liệu gồm có: HSBC, JP Morgan Chase, Deutsche Bank, Standard Chartered Bank of New York Mellon, ICIJ đưa tin. Các báo cáo SARs sẽ cung cấp thông tin tình báo quan trọng giúp các nỗ lực ngăn chặn nạn rửa tiền và tội phạm quốc tế. 

Các báo cáo truyền thông mới đây đã hé lộ một bức tranh về hệ thống tài chính vừa thiếu nguồn lực vừa quá tải, cho phép một lượng lớn các khoản tiền bất hợp pháp di chuyển qua hệ thống ngân hàng. 

Một ngân hàng có tối đa 60 ngày để gửi báo cáo SARs sau khi phát hiện một giao dịch đáng ngờ, theo Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ của Bộ Ngân khố. Tuy nhiên, theo tài liệu thu thập được, các ngân hàng đã không báo cáo về những giao dịch đáng ngờ cho đến nhiều năm sau khi đã xử lý chúng. 

Báo cáo SARs cũng cho thấy nhiều ngân hàng thường chuyển tiền cho các công ty đăng ký ở các “nơi trú ẩn” ngoài khơi, chẳng hạn như Quần đảo Virgin thuộc Anh, và không biết chủ sở hữu cuối cùng của tài khoán là ai. Nhân viện tại các ngân hàng lớn thường chỉ sử dụng Google để tìm hiểu ai đứng đằng sau những giao dịch lớn. 

Trong số các giao dịch mà báo cáo nhấn mạnh, có: các khoản tiền do JPMorgan xử lý cho các cá nhân và công ty có khả năng tham nhũng ở Venezuela, Ukraine và Malaysia; tiền từ mô hình lừa đảo Ponzi sang HSBC, và tiền liên quan đến một tỷ phú người Ukraine do Deutsche Bank xử lý.

“Tôi hy vọng phát hiện này sẽ thúc đẩy các hành động cầp thiết từ những nhà hoạch định chính sách trong việc ban hành luật cải cách cần thiết,” Tim Adams, giám đốc điều hành nhóm thương mại Viện Tài chính Quốc tế nhận xét. “Như đã lưu ý trong các báo cáo, tác động của tội phạm tài chính không chỉ nằm ở lĩnh vực tài chính - mà nó còn gây ra những mối đe doạ nghiêm trọng cho toàn xã hội.”

Trong một tuyên bố với Reuters, HSBC khẳng định “tất cả thông tin mà ICIJ cung câp đều đã là quá khứ”. Ngân hàng cho biết, vào năm 2012, họ đã bắt đầu một quá trình kéo dài nhiều năm để cải tiến khả năng chống tội phạm tài chính trên hơn 60 khu vực pháp lý.” 

Cũng chia sẻ với Reuters, Standard Chartered cho biết: “Chúng tôi cực kỳ coi trọng trách nhiệm chống tội phạm tài chính và đã đầu tư đáng kể vào chương trình tuân thủ của mình.”

Deutsche Bank cũng đưa ra một câu trả lời tương tự khi được hỏi về vấn đề nà: “Chúng tôi đã dành nguồn lực đáng kể để tăng cường kiểm soát và tập trung vào việc đáp ứng trách nhiệp, nghĩa vụ của mình.”

Trước đó vào 1/9, FinCen cho biết trên trang chủ của mình rằng họ biết nhiều phương tiện truyền thông đang dự định đăng tải một loạt bài báo báo dựa trển tài liệu SARs rò rỉ trái phép, và nói rằng “việc tiết lộ trái phép SARs là một hành động phạm tội có thể ảnh hưởng đến chính an quốc gia Hoa Kỳ.”

Các đại diện Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã từ chối bình luận thêm. 

Nguồn: CNBC

Có thể bạn quan tâm