Sắp được bán vốn bằng phương thức dựng sổ

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu (IPO) và chuyển nhượng vốn Nhà nước theo phương thức dựng sổ có hiệu lực kể từ ngày 3/6/2019.
Sắp được bán vốn bằng phương thức dựng sổ

Đây là một phần trong phương án cổ phần hóa, trong đó khoảng giá dựng sổ được xây dựng nhằm phản ánh nhu cầu thị trường về cổ phần được chào bán là cơ sở để xác định giá mở sổ, khoảng giá dựng sổ tối đa không quá 20% tính từ giá khởi điểm.

Điều kiện dựng sổ trong trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư công chúng: Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu (tỷ lệ %) bằng khối lượng cổ phần đặt mua của nhà đầu tư công chúng trên tổng khối lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư công chúng; số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu là số lượng nhà đầu tư công chúng tham gia đặt lệnh mua.

Trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư chiến lược: Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu (tỷ lệ %) bằng khối lượng cổ phần đặt mua của nhà đầu tư chiến lược trên tổng khối lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược; số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu là số lượng nhà đầu tư chiến lược tham gia đặt lệnh mua; số lượng nhà đầu tư chiến lược tối thiểu đặt lệnh mua trong trường hợp này không được ít hơn 2 nhà đầu tư.

Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu và số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu phải được xác định rõ trong phương án bán cổ phần.

Về sổ lệnh, tổ chức quản lý sổ lệnh phải mở sổ lệnh cho từng đối tượng là nhà đầu tư công chúng và nhà đầu tư chiến lược. Thời gian mở sổ lệnh: 5 phiên giao dịch liên tiếp, thời gian mỗi phiên từ 9h30 - 11h30 hàng ngày.

Việc xác định kết quả dựng sổ chỉ được thực hiện khi tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần và số lượng nhà đầu tư đặt mua thực tế lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu và số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu theo phương án bán cổ phần.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, cổ phần hóa, bán vốn nhà nước thông qua phương thức dựng sổ có nhiều ưu điểm như giúp xác định giá bán cổ phần theo sát tình hình cung - cầu trên thị trường, chứ không như phương thức đấu giá hiện nay là bên bán cứ đưa ra giá đấu, còn có được bên mua chấp nhận hay không phải chờ kết quả đấu giá mới biết.

Mặt khác, với phương thức dựng sổ, bên bán nắm bắt được lượng cổ phần đưa ra chào bán được hấp thụ ở mức nào, với giá cụ thể là bao nhiêu, chứ không như phương thức đấu giá công khai không lường tính được sức mua của nhà đầu tư.

Khác với phương thức bán vốn qua đấu giá công khai hướng tới nhà đầu tư đại chúng, với tỷ lệ thành công khó cao, phương thức dựng sổ phù hợp với thoái vốn lô lớn, hướng tới nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, nên khả năng thoái vốn thành công cao vì đã xác định được rõ bên mua.

>> BIDV đẩy mạnh xử lý nợ xấu trước thềm bán vốn cho KEB HanaBank

Có thể bạn quan tâm