Sau niêm yết cổ phiếu, Techcombank sẽ phát hành tăng vốn điều lệ lên gần 35 nghìn tỷ đồng

Ngày 14/6/2018, Techcombank dự kiến sẽ họp ĐHCĐ bất thường để phê duyệt việc tăng vốn điều lệ gấp 3 lần so với mức hiện tại 11 nghìn tỷ đồng. Sau các đợt chào bán cho quỹ ngoại, vốn chủ sở hữu đã tăng
Sau niêm yết cổ phiếu, Techcombank sẽ phát hành tăng vốn điều lệ lên gần 35 nghìn tỷ đồng

Techcombank họp báo công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu TCB ngày 23/5

Theo lộ trình, ngày 4/6 tới đây, hơn 1,1 tỷ cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) sẽ chính thức được giao dịch trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HoSE).

Tiếp đó, ngày 14/6, ngân hàng sẽ triệu tập họp ĐHCĐ bất thường để trình phương án phát hành tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần so với mức vốn hiện tại 11 nghìn tỷ đồng.

"Tại cuộc họp báo sáng nay 23/5, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch Công ty chứng khoán Techcombank (TCBS) cho biết, vốn chủ sở hữu của Techcombank hiện đã tăng lên mức 26 nghìn tỷ đồng, song vẫn còn khiêm tốn. Qua các đợt tăng vốn vừa qua, ngân hàng đã bán nhiều cổ phiếu quỹ cho các nhà đầu tư ngoại giúp nâng vốn chủ sở hữu lên 41 nghìn tỷ đồng.

Hiện vốn điều lệ của Techcombank là 11 nghìn tỷ đồng, nhưng ngân hàng có kế hoạch tăng vốn lên gấp 3 lần mức hiện tại nhờ nguồn vốn chủ sở hữu đang rất dư dả.

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ thêm, vốn chủ sở hữu 41 nghìn tỷ đồng này là rất lớn so với nhóm ngân hàng tư và ngang ngửa nhóm ngân hàng gốc quốc doanh. Dự kiến, Techcombank sẽ triệu tập họp ĐHCĐ bất thường sớm vào ngày 14/6 để phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ lên gấp 3. Theo đó, cổ đông hiện hữu sở hữu 1 cổ phiếu TCB sẽ được chia thêm cổ phiếu mới với tỷ lệ 1:2. Việc tăng vốn sẽ hoàn thành vào giữa tháng 7 tới đây.

Mục tiêu tăng vốn điều lệ là nhằm chia sẻ lợi ích của ngân hàng với cổ đông hiện hữu bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn bán cổ phiếu quỹ.

Trước thời điểm niêm yết, Techcombank đã đạt được thoả thuận bán cổ phiếu quỹ cho các quỹ đầu tư nước ngoài như GIC, Dragon Capital, Warburg Pincus…. Nguồn vốn thu về ước tính khoảng 21 nghìn tỷ đồng. Hiện tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 22,5% vốn điều lệ Techcombank trong khi “room” tối đa chỉ 30% vốn.

Theo ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc chuyển đổi Techcombank, trong thời gian qua, ngân hàng đã tích cực tiếp xúc, tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài để chào bán cổ phiếu TCB. Đó là các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính, ngân hàng lớn quốc tế… đều rất quan tâm tới cổ phiếu TCB.

Nhắc lại quá trình 12 năm đầu tư của cổ đông chiến lược HSBC, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết, từ năm 2012, HSBC thực hiện chiến lược thoái vốn đầu tư toàn cầu tại nhiều thị trường. Việc thoái vốn khỏi Techcombank cũng nằm trong chiến lược thoái vốn này và đã thoái hết vốn vào năm 2017. Techcombank đã mua lại phần cổ phần này làm cổ phiếu quỹ và đầu năm nay, đã bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo thông tin tiết lộ, trong các đợt xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, Techcombank đã thu hút được khoản đầu tư hơn 70 triệu USD của Công ty quản lý quỹ của Chính phủ Singapore (GIC) trong đợt IPO. Ngoài GIC, Dragon Capital cũng đã trở thành một trong những nhà đầu tư chủ chốt. Hồi tháng 3, Warburg Pincus đã có thỏa thuận để đầu tư hơn 370 triệu USD vào Techcombank. 

Mức giá ngân hàng muốn chào bán cổ phần được chốt là 128.000 đồng/cp. Theo đó, ngân hàng dự kiến huy động được 864 triệu đến 923 triệu USD, đồng thời kỳ vọng vốn hóa lên đến 6 tỷ USD sau khi lên sàn. 

Trên thị trường OTC, giá cổ phiếu Techcombank hiện đang được giao dịch ở mức giá phổ biến từ 117.000-125.000 đồng/cổ phiếu. 

Về mức giá chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài và thị giá TCB trên OTC đang quá cao so với các mã VCB, BIDV… ông Nguyễn Xuân Minh cho rằng, khi các quỹ đầu tư quyết định rót vốn vào Techcombank thì mức giá mua đã được tính toán, thoả thuận.

“Giá bán từng cổ phiếu đắt hay rẻ không có nhiều ý nghĩa lắm, mà quan trọng là tổng giá trị khoản đầu tư là bao nhiêu. Các quỹ đầu tư đánh giá giá trị Techcombank khoảng 6,5 tỷ USD. Họ tính trên tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng, sau đó mới tính ra giá cổ phiếu cụ thể”, ông Nguyễn Lê Quốc Anh giải thích.

Mặc dù HSBC rút lui để lại khoảng trống cổ đông chiến lược cho Techcombank và room ngoại chỉ còn hơn 7,5%, song Tổng giám đốc Nguyễn Lê Quốc Anh khẳng định, “ngân hàng sẽ không thu hút thêm cổ đông chiến lược nữa. Các quỹ đầu tư ngoại mua cổ phần cũng có ý định tăng đầu tư vào ngân hàng cũng tư mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam. Quan điểm của Techcombank là tìm kiếm, thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế để hỗ trợ, đồng hành cùng ngân hàng lâu dài.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang “bão” với VN-Index giảm sâu dưới 1.000 điểm, Techcombank niêm yết lượng lớn cổ phiếu trên HoSE vào đầu tháng 6. Lãnh đạo ngân hàng cho rằng, thị trường chứng khoán tăng giảm trong ngắn hạn, có thời điểm… song ngân hàng vẫn hiểu rõ con đường đang đi và hướng tới để kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi ích cho cổ đông lâu dài.

>> Techcombank chào bán thành công hơn 164 triệu cổ phiếu, thu về 21.000 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm