Sự im lặng của Hoa Kỳ gây nguy hiểm tới cuộc tranh chấp Hàn – Nhật

Căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc kinh tế châu Á đối với việc Nhật Bản thắt chặt xuất khẩu chất liệu và chip điện tử sang Hàn Quốc – như một sự đáp trả lại phán quyết từ Hàn Quốc có liên quan đ
Sự im lặng của Hoa Kỳ gây nguy hiểm tới cuộc tranh chấp Hàn – Nhật

Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cố gắng kiềm chế sự căng thẳng có thể nổ ra bất kỳ lúc nào giữa hai bên. Tuy nhiên, với việc Hoa Kỳ hiện nay “ngồi bên lề” đối với các vấn đề gần đây có thể dẫn tới một cuộc xung đột kinh tế giữa hai cường quốc châu Á.

Tranh chấp trở nên leo thang vào thứ Năm khi các điều khoản hạn chế xuất khẩu từ chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe có hiệu lực. Các biện pháp sẽ thắt chặt việc cung cấp các sản phẩm chuyên dụng cao cấp để xản xuất chất bán dẫn và màn hình máy tính/smartphone – một khía cạnh kinh tế bên trong sự căng thẳng vốn tiềm tàng trước đây.

Tokyo nói rằng Hàn Quốc đã khởi nguồn cho sự việc vào năm ngoái toà án Hàn Quốc đã phán quyết yêu cầu các công ty Nhật Bản phải bồi thường cho người Hàn Quốc đã bị cưỡng ép lao động trong các nhà máy và hầm mỏ của đế quốc Nhật Bản trong thời chiến.

Việc này đang bắt đầu mở ra một con đường hướng tới chiến tranh kinh tế vô cùng nguy hiểm,” Daniel Sneider – giảng viên Chính sách quốc tế tại Đại học Stanford cho hay.

Theo truyền thống, Hoa Kỳ sẽ bước vào khi căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á bởi tất cả đều phải đối mặt với đe doạ an ninh từ Triều Tiên và sự mở rộng không ngừng của quân đội Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng TT Donald Trump lại đặt câu hỏi về việc triển khai quân đội Mỹ mở rộng ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như việc chính quyền của ông đã hoàn toàn “vắng mặt” khi các đồng minh châu Á đang “cãi nhau”. Việc ông Trump tới Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng lại không đưa ra bất cứ tuyên bố công khai nào giúp giảm bớt xung đột có thể khiến Tokyo và Seoul cho đó một dấu hiệu để tiếp tục “công kích nhau”.

Trách nhiệm của Hoa Kỳ

“Người Mỹ luôn cần phải hiểu rằng, sự leo thang căng thẳng giữa hai nước đồng minh của Mỹ ở châu Á chính là mối đe doạ đối với lợi ích an ninh quốc gia,” ông Sneider nói. “Chính phủ đã từ bỏ trách nhiệm của mình.”

Một quan chức giấu tên của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, điều quan trọng đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ là duy trì mối quan hệ chặt chẽ khi đối mặt với những thách thức chung của khu vực.

Hàn Quốc sẽ xem xét các biện pháp tương ứng nếu Nhật Bản không rút lại các hạn chế đối với mặt hàng xuất khẩu nguyên liệu công nghệ, Bộ trưởng Tài chính Hong Nam Ki đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh CBS địa phương. Bộ Thương mại Hàn Quốc đã bắt đầu xem xét căn cứ để nộp đơn khiếu nại lên WTO, cùng với đó, Bộ trưởng Thương mại Yoo Myung Hee đã huỷ chuyến thăm tới Mỹ Latin để giúp thu xếp tình hình, Yonhap News đưa tin.

Hoa Kỳ đã giúp “môi giới” Hiệp ước năm 1969 thiết lập mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, trong đó bao gồm khoản thanh toán đền bù 300 triệu USD (tương đương 2,4 tỷ USD hiện nay) từ Tokyo. Hiệp ước đã cho biết mọi yêu cầu đều được “giải quyết hoàn chỉnh và cuối cùng”. Và chính phủ chuyên quyền Hàn Quốc khi đó đã sử dụng khoản bồi thường tài trợ cho các ngành công nghiệp và kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, Hiệp ước đã không thể làm giảm bớt nỗi đau và sự tức giận của người dân Hàn Quốc đối với những hành động cưỡng ép lao động, tranh chấp lãnh thổ đối với nhóm đảo nhỏ mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền, cũng như việc phụ nữ Hàn Quốc khi xưa đã bị buộc phải phục vụ tình dục tại các nhà thổ của Quân đội Hoàng gia Nhật Bản.

Khi căng thẳng nảy sinh, chính phủ hai nước chủ yếu tìm cách giữ mỗi quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn nhau để tránh khỏi xung đột. Nhưng điều đó đã thay đổi khi phán quyết của Toà án Tối cao Hàn Quốc, ban đầu chỉ ảnh hưởng tới 18 nguyên đơn – những người đã giành được khoản bổi thường từ 88.000 đến 134.000 USD. TT Hàn Quốc Moon Jae In đã lập luận rằng Hiệp ước không hề ngăn chặn người Hàn Quốc kiện các công ty Nhật Bản; và quyết định của toà án cần phải được tôn trọng.

Các vụ kiện có thể ngày càng mở rộng, theo các nhà sử học ước tính có hàng trăm ngàn người lao động Hàn Quốc đã bị cưỡng ép trong thời chiến. Hơn một chục trường hợp tương tự đang chờ xử lý tại Hàn Quốc có liên quan tới 70 công ty, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

“Vấn đề về những người lao động bị cưỡng ép không chỉ còn là một vấn đề lịch sử, mà là câu hỏi về việc liệu một thoả thuận quốc tế giữa các quốc gia có còn được duy trì hay không,” ông Shinzo Abe phát biểu vào hôm thứ Tư.

Ảnh hưởng nghiêm trọng

Động thái hạn chế xuất khẩu chip điện tử và chất liệu công nghệ Nhật bản sang Hàn Quốc có thể có gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và làm gián đoạn sản xuất tại các công ty công nghệ hàng đầu Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix. Các công ty đều đang cố làm nhẹ vấn đề nhưng cổ phiếu của họ đều có dấu hiệu trượt giảm vào thứ Ba.

Hàn Quốc đang xem xét việc tự sản xuất nguyên liệu tại nội địa. Bộ trưởng Tài chính Hong Nam Ki cho biết hàn Quốc sẽ ‘mạnh mẽ theo đuổi nội địa hoá’ thông qua việc phát triển công nghệ và đầu tư vào khoảng 100 nguyên liệu thiết yếu.

Kak Soo Shin, người đứng trong tuyến đầu của các tranh chấp khi ông đương nhiệm Đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản từ 2011 đến 2013, cho biết tình trạng hiện tại có thể sẽ báo hiệu cho ‘một chu kỳ leo thang rất xấu xa và nguy hiểm’. Ông khuyên Hàn Quốc nên thấu hiểu lý do tại sao Nhật bản lại thất vọng về những phản hồi của mình cũng như cảnh báo Tokyo khơi nguồn cho một ‘cuộc khủng hoảng không thể khắc phục’ gây ảnh hưởng đến cả kinh tế và an ninh hai nước. Ông cũng đặt ra một câu hỏi cho hai bên rằng: “Họ nên suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc ai sẽ là người được hưởng lợi từ những rạn nứt giữa Seoul và Tokyo?”

Theo Bloomberg

Có thể bạn quan tâm