Tái cấu trúc doanh nghiệp: Nhìn từ Lotte và Samsung

Hai tập đoàn “lừng lẫy” của Hàn Quốc là Lotte và Samsung đã có những phản ứng trái ngược nhau khi được Chính phủ nước này yêu cầu gắt gao về tính minh bạch trong quản lý và vận hành để đẩy mạnh tái cấ
Tái cấu trúc doanh nghiệp: Nhìn từ Lotte và Samsung

Cuối tháng 4 vừa qua, phát ngôn viên của HĐQT Tập đoàn Samsung đã thông báo rằng, tập đoàn này sẽ không tiến hành tái cấu trúc bởi quá trình này sẽ khiến tập đoàn chịu nhiều rủi ro.

Trong khi đó, chỉ một ngày trước khi Samsung đưa ra thông báo này, Tập đoàn Lotte lại đưa ra một quyết định hoàn toàn trái ngược. Đó là họ sẽ tích cực tái cấu trúc để “tinh giảm” bộ máy hoạt động của mình.

Samsung nói “không” vì sự phát triển

Trong suốt một thời gian dài, Tập đoàn Samsung đã tiến hành các cuộc khảo sát và thảo luận về tính hiệu quả của hệ thống bộ máy vận hành tập đoàn nhằm đáp ứng các yêu cầu về sự minh bạch hóa từ phía cổ đông. Tuy nhiên, HĐQT Samsung khẳng định, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh không hề có lợi cho việc tăng giá trị của cổ phiếu trên thị trường cũng như duy trì được đà tăng trưởng lâu dài của tập đoàn này.

Theo chia sẻ từ đại diện Tập đoàn Samsung, việc vận hành theo hình thức công ty cổ phần sẽ làm suy yếu sự ảnh hưởng của Samsung đến các công ty con thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm. HĐQT tập đoàn này cũng nhấn mạnh rằng, một dự thảo bộ luật thương mại đang được lấy ý kiến sẽ có thể tạo nên một hệ thống công ty kiểu mới mà ở đó lợi nhuận của tập đoàn này sẽ bị sụt giảm.

Không tiến hành tái cấu trúc, HĐQT Samsung cũng đã hủy bỏ kế hoạch chào bán cổ phiếu có giá trị lên đến 40 nghìn tỷ won tương đương 35,1 tỷ USD vào năm 2018 nhằm dồn lực để tăng giá trị cổ tức cho các cổ đông. Hiện, lãnh đạo Samsung đang nắm giữ 13,3% cổ phần của tập đoàn.

Vừa qua, Samsung đã công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán của Quý I/2017. Lợi nhuận của Tập đoàn này đã tăng 48% tương đương 9,9 nghìn tỷ won. Nhờ sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh cũng như lưu trữ dữ liệu, ngành kinh doanh bán dẫn đã mang về Samsung 6,3 nghìn tỷ won, tăng 140% so với năm 2016.

Giá cổ phiếu của Công ty Samsung Electronics đã tăng cao nhất mọi thời đại, đạt mức 2,245 triệu won vào ngày 2/5 vừa qua. Kospi - chuỗi các chỉ số phản ánh tổng thể trung tâm giao dịch chứng khoán và các giá trị thành phần tại thị trường Hàn Quốc cũng đã tăng 0,65% lên 2,219.67 điểm trong ngày. Nhiều nhà phân tích mong đợi giá trị thương mại của công ty này sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới. Phía Nomura cũng đã nâng mức giá cổ phần của công ty này từ 2,7 triệu won lên đến 3,3 triệu won.

Cơ cấu sở hữu của Chaebol Samsung
Cơ cấu sở hữu của Chaebol Samsung 

Lotte nói “có” để củng cố quyền lực “gia đình trị”

Trong khi đó, Tập đoàn Lotte lại tạo nên một áp lực chính trị và tuyên bố rằng sẽ có một Tập đoàn Lotte hoàn toàn mới.

Theo đó, 04 công ty con của Tập đoàn Lotte gồm Lotte Confectionery, Lotte Chilsung Beverage, Lotte Food và Lotte Shopping sẽ được chia thành các công ty theo cơ cấu riêng của Tập đoàn.

Bốn công ty này sau khi tiến hành cổ phần sẽ được sáp nhập vào một công ty duy nhất. Dự kiến, công ty chủ quản này sẽ nắm giữ ít nhất 20% lượng cổ phần trong mỗi công ty con.Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong-bin có thể sẽ là cổ đông lớn nhất tại công ty này với 20-30% cổ phần.

Hiện nay, 04 công ty con này sẽ đệ trình đề xuất để các cổ đông thông qua kế hoạch cổ phần hóa vào cuối tháng 8 tới. Dự kiến, kế hoạch tái cấu trúc sẽ được tiến hành vào tháng 10/2017. Tập đoàn “mẹ” Lotte sẽ là đơn vị cuối cùng nắm giữ kế hoạch tái cấu trúc hệ thống các công ty.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng cho biết, kế hoạch tái cấu trúc sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tín dụng của các công ty này vì các hoạt động kinh doanh chủ chốt vẫn được duy trì.

Ông Wan Hee Yoo - Phó Chủ tịch của Moody's Investors Service cũng khẳng định, "bất kỳ tác động kinh doanh và tài chính liên quan đến tách rời, sáp nhập hay tái cấu trúc DNsẽ không có ảnh hưởng đếnLotte Shopping bởi về bản chất, công ty này vẫn sẽ giữ nguyên được hầu hết các hoạt động kinh doanh cốt lõi”.

Các “chaebol” của Hàn Quốc thường được phân chia thành các DN, công ty nhỏ với số cổ phần tối thiểu tương đương nhau. Việc phân chia cổ phần như vậy cho phép “gia tộc” sáng lập nên các “chaebol” này có thể duy trì khả năng kiểm soát một cách tối đa.

Tập đoàn Lotte cũng không phải là một ngoại lệ. Chủ tịch Shin Dong –bin có quyền điều hành từng đơn vị riêng lẻ trong hệ thống tập đoàn dù số cổ phần của Chủ tịch Shin tại các công ty này đơn cử như Lotte Confectionery và Lotte Food đều khá ít ỏi.

Việc tái cơ cấu DN sẽ giúp cải thiện tính minh bạch và giảm số cổ phần sở hữu chéo từ 67% xuống 18%. Việc thay đổi này càng làm rõ vị trí của Chủ tịch Shin trong vai trò CEO và cổ đông lớn nhất.

Mặc dù Chủ tịch Shin bị truy tố vì nghi ngờ hối lộ cựu Tổng thống Nam Triều Tiên Park Geun-hye vànhững cáo buộc riêng về biển thủ nhưng vẫn không bị giam giữ. Quá trình chuẩn bị cho phiên tòa phán xử Chủ tịch Lotte cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn.

Điều quan trọng chính là Chủ tịch Shin vẫn đang rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực với anh trai mình là Shin Dong-joo, người cũng đang phải đối mặt với những cáo buộc tương tự. Chính vì vậy, mục đích của quá trình tái cơ cấu Lotte nhằm củng cố và phân định rõ ràng quyền lực của Chủ tịch Shin và anh trai.

Bê bối của Chủ tịch Shin ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Lotte
Bê bối của Chủ tịch Shin ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Lotte

Một người trong cuộc cho biết, phía Lotte sẽ xem xét việc sáp nhập Hotel Lotte vào công ty mẹ trong tương lai. Nhưng quyết định loại trừ một hoạt động kinh doanh cốt lõi để đẩy mạnh tái cấu trúc cũng sẽ khiến Lotte phải đối mặt với nhiều hơn các rủi ro kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm