Tân nữ thủ tướng Anh có "phong cách Thatcher"

Thủ lĩnh đảng Bảo thủ cầm quyền Theresa May, người được mô tả là 'Thatcher mới', đã chính thức được Nữ hoàng Elizabeth II chỉ định làm Thủ tướng tiếp theo của nước Anh. Nữ Thủ tướng thứ 2 của nước
Tân nữ thủ tướng Anh có "phong cách Thatcher"
Thủ lĩnh đảng Bảo thủ cầm quyền Theresa May, người được mô tả là 'Thatcher mới', đã chính thức được Nữ hoàng Elizabeth II chỉ định làm Thủ tướng tiếp theo của nước Anh.
Nữ Thủ tướng thứ 2 của nước Anh
Theo hãng tin Reuters, bà May đã chính thức được bổ nhiệm làm Thủ tướng Anh sau cuộc tiếp kiến Nữ hoàng Elizabeth II tại Cung điện Buckingham. Nữ hoàng đã yêu cầu bà May, lãnh đạo đảng Bảo thủ hiện chiếm đa số tại Hạ viện, thành lập chính phủ mới.
Tân thủ tướng Anh phát biểu trong lễ nhậm chức bên ngoài Phủ Thủ tướng Anh ở ngôi nhà số 10 phố Downing, London. Trong phát biểu đầu tiên sau khi chính thức được bổ nhiệm, tân Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà sẽ tiếp tục điều hành chính phủ theo tinh thần của người tiền nhiệm David Cameron, phục vụ lợi ích của đa số người dân Anh. Bà May cũng cam kết giữ cho nước Anh có một vai trò tích cực mới và quan trọng “bên ngoài EU”. Tân Thủ tướng Anh từng tuyên bố nước Anh sẽ không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để ở lại "mái nhà chung châu Âu" và càng không nỗ lực để tái gia nhập liên minh này.
Bà May gặp gỡ Nữ hoàng Anh Elizabeth 2 ngày 13/7, sau khi nữ hoàng đề nghị bà trở thành thủ tướng Anh tiếp theo và thành lập chính phủ mới. Ảnh: PA Tại cuộc tiếp kiến ngay trước đó, Nữ hoàng Elizabeth II đã chấp thuận đơn từ chức Thủ tướng của ông David Cameron. Phát biểu tại số 10 phố Downing trước khi tới Cung điện Buckingham, ông Cameron thừa nhận việc rời số 10 phố Downing sau 6 năm gắn bó không phải là “một hành trình dễ dàng”, đồng thời bày tỏ mong muốn nước Anh sẽ “tiếp tục thành công” trong tương lai sau khi rời khỏi EU. Ông Cameron trở thành Thủ tướng Anh tháng 5/2010 và tái đắc cử sau chiến thắng của đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2015. Ông quyết định từ chức sau khi không thành công trong việc thuyết phục cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 vừa qua.
Gia đình ông David Cameron rời khỏi số 10 phố Downing, London.
Hành trình trở thành “người đàn bà thép” thứ hai Theresa Mary May (Theresa Mary Braiser) sinh ngày 1/10/1956 ở một thị trấn ven biển Eastbourne trên bờ biển phía nam nước Anh, là con gái của một mục sư Tin lành nổi tiếng nghiêm khắc và có cuộc sống riêng tư bí ẩn. Bà May theo học ngành nghiên cứu địa lý tại Đại học Oxford. Chính tại một sàn nhảy dành cho sinh viên đảng Bảo thủ của trường, bà đã được Benazir Bhutto - sau này là thủ tướng Pakistan - giới thiệu với người chồng tương lai là ông Philip May. Theresa May chăm đi nhà thờ và kết hôn nhưng không có con. Bà là người theo khuynh hướng Bảo thủ tự do, ủng hộ bình đẳng giới và hôn nhân đồng tính (dù bà từng bỏ phiếu chống lại quyền nhận con nuôi của các cặp đồng tính vào năm 2002). Bà thường được so sánh với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Financial Times mô tả hai bà là những nữ chính trị gia "phi ý thức hệ với phong thái cứng rắn trong công việc". Bà Theresa May cùng với cố Thủ tướng - "người đàn bà thép" Margaret Thatcher là hai trong 4 nữ chính trị gia giữ các chức vụ "trụ cột" của đất nước gồm thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao, bộ trưởng Tài chính và bộ trưởng Nội vụ. Sau đại học, bà May làm việc và đảm nhiệm một số chức vụ trong Ngân hàng Anh và Hiệp hội Dịch vụ thanh toán trước khi được bầu làm nghị sĩ ở Maidenhead vào năm 1997. Bà trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của đảng Bảo thủ vào năm 2002 khi đảng giữ vai trò đảng đối lập dưới thời thủ tướng Tony Blair. Năm ấy, bà đã có một bài phát biểu sắc bén tại hội nghị thường niên của đảng, cảnh báo phe cánh hữu về việc cử tri xem đảng Bảo thủ là một "đảng ghê rợn". Chính bài phát biểu này đã đánh dấu sự xuất hiện của Theresa May trên phạm vi quốc gia. Trước khi đảng Bảo thủ thành lập chính phủ liên minh vào năm 2010, bà đã giành được hơn một nửa số phiếu bầu ở Maidenhead, điều này đã khiến ông Cameron bổ nhiệm bà làm bộ trưởng Phụ nữ và Bình đẳng và bộ trưởng Nội vụ. Hoạt động gần đây nhất của bà là đưa ra thảo luận dự luật về quyền hạn điều tra, cung cấp cho Cơ quan An ninh Anh những quyền giám sát mới để tiện theo dõi việc sử dụng Internet của công dân trên tinh thần tuân thủ nhân quyền và luật bảo mật của Liên Hiệp Quốc. Bà Theresa May cũng phải đối mặt với các tranh cãi về chức vụ của mình ở bộ Nội vụ. Bà từng ủng hộ việc sử dụng các đạo luật chống khủng bố để giam giữ David Miranda –  bạn đời của nhà báo nổi tiếng trong vụ Edward Snowden tiết lộ tài liệu mật. Bà còn bị khiển trách vì "sự cố hộ chiếu" xảy ra vào năm 2014, khi số lượng hồ sơ tồn đọng trong quá trình xử lý hộ chiếu mới lên đến con số hàng trăm nghìn. Với thời gian làm việc tại Bộ Nội vụ lâu nhất trong suốt nửa thập kỷ qua, bà Theresa May được xem là một ứng cử viên đáng tin cậy để kế nhiệm vị trí của ông Cameron và trở thành nữ thủ tướng thứ 2 của đảng Bảo thủ và là Thủ tướng thứ 54 của nước Anh.

Thu Trang (t/h)

Có thể bạn quan tâm