Tăng giá điện vì EVN không thể mãi là "trung gian"

Ngày 20/3, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã kí quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân áp dụng từ ngày 20/3/2019 là 1
Tăng giá điện vì EVN không thể mãi là "trung gian"

Trao đổi trong cuộc họp báo về điều chỉnh giá điện, ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đợt tăng giá điện từ ngày 20/3/2019 sẽ giúp EVN thu thêm được 20.000 tỷ đồng trong năm 2019. Tuy nhiên, số tiền này sẽ được EVN chi trả cho các yếu tố đầu vào.

Cụ thể, cùng với việc tăng giá bán lẻ điện bình quân vào ngày 20/3, giá than cũng được phép điều chỉnh tăng lần 2 trong năm 2019 (lần thứ nhất tăng vào ngày 5/1/2019) và phần giá khí trong bao tiêu cũng được chuyển sang tính theo cơ chế thị trường và biến động theo giá dầu.

Như vậy, phần trả cho giá than tăng 2 lần gần đây là hơn 5.000 tỷ đồng, phần chênh lệch giữa nhập khẩu than ngoại về trộn với than nội để cung cấp cho sản xuất điện là xấp xỉ 2.000 tỷ đồng, tổng cộng là hơn 7.000 tỷ đồng. Cộng thêm đó là hơn 6.000 tỷ đồng giá khí trong bao tiêu được chuyển ra tính theo giá thị trường được EVN trả cho Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) để đơn vị này nộp vào ngân sách nhà nước.

Đối với khoản tiền 3.825 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá của các đơn vị phát điện ngoài EVN đã được hoãn lại do năm 2018 không tăng giá điện, EVN sẽ trình tới Bộ Công Thương để quyết định chi trả cụ thể. 

"Tổng các khoản mà EVN phải thanh toán là gần 21.000 tỷ, trong khi nguồn thu là hơn 20.000 tỷ đồng và EVN gần như chỉ là trung gian thu xong để trả lại cho các đối tác là cung cấp than, khí, nhà máy điện bán điện cho EVN và thuế. Những chi phí này EVN không thể cáng đáng và phải thanh toán", ông Tri nói.

Về tác động của việc tăng giá điện lần này, đại diện Bộ Công Thương cho hay, đối với khách hàng hộ gia đình sử dụng dưới 50kWh sẽ phải trả thêm khoảng 7 nghìn đồng; khách hàng sử dụng 50-100kWh sẽ phải trả thêm khoảng 14 nghìn đồng; từ 100-200kWh phải trả thêm 31.000 đồng; 200-300kWh phải trả thêm khoảng 53 nghìn đồng; trên 400kWh sẽ phải trả thêm trung bình khoảng 77 nghìn đồng.

Với các hộ dùng điện nhiều dùng cho kinh doanh, EVN thống kê cả nước đang có 443.00 khách hàng. Theo đó, bình quân mỗi khách hàng phải trả thêm 500.000 đồng/khách hàng.

Về tác động tới hộ sản xuất, hiện cả nước có khoảng 1,413 triệu hộ sản xuất, mỗi hộ trả bình quân tiền điện hàng tháng là 12,9 triệu đồng, mức tăng thêm vào khoảng 869 nghìn đồng/khách hàng sản xuất.

Có thể bạn quan tâm