Thế giới Di động “đóng cửa” 7 cửa hàng, vì sao?

Trong 5 tháng đầu năm 2018, TGDĐ đã tiến hành đóng cửa 7 cửa hàng, cùng với những thông tin về các khoản nợ đến kỳ thanh toán đã khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Thương Gia đã có cuộc trao đổi với ông
Thế giới Di động “đóng cửa” 7 cửa hàng, vì sao?

Trong báo cáo về kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2018, doanh thu của Thế giới Di động đạt 29.700 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 34% kế hoạch cả năm. Chỉ tiêu lợi nhuận đạt 1.044 tỷ đồng, tăng trưởng 44% và đạt 40% kế hoạch.

Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm cũng chứng kiến sự việc chưa từng xảy ra tại doanh nghiệp này khi chuỗi TheGioiDiDong.com đã phải đóng 7 cửa hàng, kéo số cửa hàng thực tế chỉ còn 1.065 cửa hàng.

- Thông tin về việc TGDĐ đóng cửa 7 cửa hàng kể từ đầu năm khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn về sự tăng trưởng của TGDĐ. Phải chăng hệ thống cửa hàng của TGDĐ đã đến điểm bão hòa và không có khả năng phát triển?

Như chúng tôi đã thông tin, với các cửa hàng thegioididong.com nếu nhận thấy có khả năng mở rộng để bán thêm các ngành hàng điện máy như TV, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, gia dụng… sẽ được mở rộng thêm diện tích, bổ sung các mặt hàng này vào và trở thành một cửa hàng Điện máy Xanh. Như vậy, mặc dù các cửa hàng thegioididong.com chuyển đổi này sẽ không còn được tính vào danh sách thegioididong.com nữa nhưng hoạt động kinh doanh điện thoại, laptop… vẫn giữ nguyên vì một cửa hàng Điện máy Xanh đã bao gồm cửa hàng thegioididong.com. Như vậy, về bản chất thì chúng tôi vẫn đang mở rộng quy mô kinh doanh.

- Ngoài việc đóng cửa các cửa hàng, thì thông tin về các khoản nợ của TGDĐ cũng gây ra khá nhiều lo ngại khi mà trong tổng nợ vay tại TGDĐ đã là 8.256 tỷ đồng, tăng 1.452 tỷ đồng, tương ứng 21,3% so với cuối năm 2017. Tổng nợ vay lớn tới mức nhiều hơn vốn chủ sở hữu 987 tỷ đồng và nhiều hơn vốn góp chủ sở hữu 5.024 tỷ đồng?

Nhìn tổng thể, cơ cấu tổng nợ/tổng vốn chủ sở hữu được duy trì ở mức 1.1 lần, không có sự chênh lệch với thời điểm cuối năm 2016 và cuối năm 2017. Ngoài ra, chỉ số thanh toán hiện hành (bằng tài sản lưu động/nợ ngắn hạn) cũng được giữ ổn định so với các năm qua ở mức 1.2 lần.

Việc tăng nợ vay ngắn hạn để tài trợ thêm vốn lưu động là hợp lý trong bối cảnh công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh số bán hàng cho toàn hệ thống khoảng 30% năm 2018 so với năm 2017. Chỉ tính riêng trong quý 1/2018, doanh thu thuần của công ty đã tăng 7.178 tỷ so với quý 1/2017.

- Cuối năm 2017, TGDĐ đặt mục tiêu đạt 86.390 tỷ đồng doanh thu (3,7 tỷ USD), tăng 36,5% và lợi nhuận sau thuế 2.603 tỷ đồng 18,3% so với kế hoạch năm 2017. Tới thời điểm này, những mục tiêu ấy đã đạt được tới đâu? Liệu sẽ có điều chỉnh?

MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 29.699 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.044 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ 2017. Như vậy sau 4 tháng, MWG đã hoàn thành 34% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra. Biên lợi nhuận của các chuỗi tiếp tục được giữ vững và tăng trưởng phù hợp với mục tiêu cả năm 2018.

- Vậy định hướng trong thời gian tới của TGDĐ sẽ tập trung vào mảng nào, thưa ông?

Chúng tôi TGDĐ vẫn sẽ tập trung vào hoàn thiện mô hình Bách hóa Xanh để sau đó có thể mở rộng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, chuỗi Thegioididong.com và Điện máy Xanh sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu trên từng cửa hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng".

- Xin cảm ơn ông.

Có thể bạn quan tâm