Sẽ tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế từ tháng 8/2016

Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh giá đối với người không có thẻ BHYT để bình đẳng giữa 2 nhóm đối tượng có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT, thực hiện mức giá có tiền lương theo Th
Sẽ tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế từ tháng 8/2016

Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh giá đối với người không có thẻ BHYT để bình đẳng giữa 2 nhóm đối tượng có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT, thực hiện mức giá có tiền lương theo Thông tư 37, nhưng không thực hiện vào cùng một thời điểm mà thực hiện thành nhiều đợt từ nay đến cuối năm 2016, đầu 2017, mỗi đợt thực hiện ở khoảng 8-10 tỉnh, thành phố và các bệnh viện TW trên địa bàn. Đây là thông tin được ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế cho biết tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ Giám đốc BV các tỉnh phía Bắc diễn ra ngày 4/6 tại Nghệ An. Theo đó, lộ trình từ nay đến cuối năm 2017 việc đưa lương nhân viên y tế vào giá viện phí sẽ được thực hiện tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và dự kiến chia thành 5 đợt, nhằm giảm tác đông tới người dân và chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Theo đó, mỗi đợt điều chỉnh viện phí sẽ thực hiện ở  8 – 12 tỉnh thành. đợt điều chỉnh giá viện phí sẽ thực hiện ở 8- 12 tỉnh, thành phố. Theo đó, đợt đầu tiên sẽ được thực hiện vào cuối tháng 8/2016 tại các địa phương có tỷ lệ dân số tham gia BHYT khoảng 95%. Đợt 2 được thực hiện tháng 10/2016 tại các địa phương có tỷ lệ BHYT khoảng 90% và có mức tác động CPI thấp. Đợt 3 được thực hiện vào tháng 11/2016 tại các địa phương có tỷ lệ BHYT bao phủ 85% dân số. Đợt 4 thực hiện  vào tháng 12/2016 ở các tỉnh có tỉ lệ BHYT trên 80% và đợt 5 vào tháng 1/2017 tại các tỉnh còn lại. Các cơ sở khám chữa bệnh ở trung ương đóng trên địa bàn nào sẽ thực hiện mức giá viện phí có tiền lương cùng thời điểm với địa phương. Theo ông Liên, với phương án thực hiện này thì giá dịch vụ y tế tác động vào CPI từ nay đến cuối năm chỉ ở mức dưới 2%. Còn chuyển sang tháng 1/2017, về cơ bản không ảnh hưởng đến các đơn vị vì ngân sách năm 2016 vẫn được phân bổ tiền lương, không phải tính toán để thu hồi lại số tiền đã phân bổ cho các đơn vị. Ông Nam Liên cũng cho biết thêm, việc thực hiện lộ trình tăng viện phí tính cả tiền lương, các bệnh viện phải đảm bảo chấm dứt tình trạng thu các khoản cao hơn quy định, hoặc thu các khoản không có trong quy định. Tuyệt đối không được thu thêm của người bệnh chi phí đã tính trong giá (trừ chi phí vật tư, hóa chất chưa tính vào giá, phần đồng chi trả theo quy định của người có thẻ BHYT, hoặc phần chênh lệch giữa thanh toán với cơ quan BHXH và giá khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Sẽ tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế từ tháng 8/2016 ảnh 1

Tới đây việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế khi đi khám chữa bệnh cũng sẽ áp dụng với người không có thẻ BHYT Đồng thời cần phải dành tối thiểu 5% từ nguồn thu để nâng cTớiấp, cải tạo cơ sở khám chữa bệnh ngoại, nội trú, tăng giường bệnh, mua bổ sung, thay mới chăn ga, goiois đệm, quạt... để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh. Bên cạnh đó, với giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bệnh viện cũng pahri tính toán xây dựng mức giá một cách đầy đủ, đúng hướng dẫn, không xây dựng theo mức dự kiến thu của dịch vụ. “Tuy nhiên, trong giai đoạn điều chỉnh giá viện phí này, các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, từ nguồn xã hội hóa vẫn thực hiện theo mức giá cũ hiện hành, các bệnh viện không được điều chỉnh giá các dịch vụ này khi chưa được cho phép”, ông Nam Liên nói. Trước đó, từ ngày 1/3/2016 liên bộ Y tế - Tài chính đã điều chỉnh gần gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế với tăng bình quân khoảng 30% và chỉ áp dụng cho bệnh nhân có BHYT. Dự kiến, thời điểm thực hiện giá viện phí tính cả tiền lương bác sĩ sẽ tính chung cho cả người có BHYT và người không có BHYT. Vì thế, các địa phương cần thúc đẩy quá trình bao phủ BHYT toàn dân, để người dân không gặp khó khăn khi đi khám chữa bệnh do không có BHYT.

Tại hội nghị trực tuyến về BHYT mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng đổi mới cơ chế tài chính, quy định thống nhất giá đổi mới tài chính, giá dịch vụ khám chữa bệnh, trước mắt là hơn 1.800 dịch vụ kỹ thuật đối với người bệnh có thẻ BHYT, đã góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế nhưng không ảnh hưởng đến chính sách xã hội, người nghèo, vùng khó khăn, làm tăng quyền lợi của người bệnh có thẻ BHYT đồng thời từng bước thu hút thêm người dân tham gia BHYT... Theo Bộ trưởng, việc đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, giảm dần việc cấp ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế và chuyển sang hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHYT nhằm thúc đẩy các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời đảm bảo tính công bằng giữa các cơ sở y tế trên cả nước và bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT. Vì vậy, trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh giá đối với người không có thẻ BHYT để bình đẳng giữa 2 nhóm đối tượng, thực hiện mức giá có tiền lương theo Thông tư 37, nhưng không thực hiện vào cùng một thời điểm mà thực hiện thành nhiều đợt từ nay đến cuối năm 2016, đầu 2017, mỗi đợt thực hiện ở khoảng 8-10 tỉnh, thành phố và các bệnh viện TW trên địa bàn, để mỗi tháng giá dịch vụ y tế tác động vào CPI khoảng 0,4-0.5% nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Ban điều hành giá.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm