Thua lỗ lớn, “Vua cá tra” không chia cổ tức năm 2016 và 2017

Sáng 7/4, Công ty CP Hùng Vương (mã: HVG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Theo đó, HVG tiếp tục đặt mục tiêu lợi nhuận dự kiến đạt khoảng 400 tỷ. Toàn bộ lợi nhuận được giữ lại để xử lý khắc ph
Thua lỗ lớn, “Vua cá tra” không chia cổ tức năm 2016 và 2017

Cụ thể, công ty đặt mục tiêu cho 2 năm liên tiếp, với mức tăng trưởng ổn định. Doanh thu 2017 và 2018 lần lượt đạt 20.000 và 25.000 tỷ đồng; lợi nhuận cũng lần lượt đạt 400 và 700 tỷ đồng.

Chỉ tiêu này gây bất ngờ bởi năm 2016, Thủy sản Hùng Vương lỗ 49 tỷ đồng sau kiểm toán trong khi trước đó trên BCTC tự lập của công ty báo lãi ròng đến 308 tỷ đồng. Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn này, theo giải trình từ phía công ty là do ghi nhận sai về doanh thu.

Về cổ tức, năm 2016, Hùng Vương không trả cổ tức do kinh doanh thua lỗ. Năm 2017, HĐQT tiếp tục đề xuất không thực hiện chia cổ tức để xử lý khắc phục nguồn vốn âm trên BCTC công ty mẹ. Dự kiến trong tháng 7/2017 dựa trên kết quả kiểm toán 9 tháng đầu năm thống kê về doanh thu và lợi nhuận, HVG sẽ xin ý kiến tổ chức đại hội cổ đông bất thường bàn về việc có nên chia cổ tức 10% bằng tiền mặt trong năm 2017 hay không.

Theo HĐQT, năm 2017, công ty sẽ tích cực thu hồi lợi nhuận từ các công ty con và công ty liên kết. Năm 2016, việc này đã không được thực hiện do Việt Thắng và Sao Ta đang thực hiện nhiều dự án đầu tư mở rộng kinh doanh nên cần giữ lại lợi nhuận; hoạt động kinh doanh của Agifish và các đơn vị khác không thuận lợi nên lợi nhuận không khả thi.

Công ty dự kiến tập trung vào 2 hướng chính là thuỷ sản và chăn nuôi. Trong đó, cá tra vẫn là mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng khả quan nhất trong ngành thủy sản cả về giá trị lẫn sản lượng. Giá trị xuất khẩu dự kiến tăng 5%, ước đạt 7.5 tỷ USD. Nhu cầu xuất khẩu cá tra tăng dự kiến tăng 20%. Dự báo cho thấy sản lượng xuất khẩu cá tra đang thiếu hụt đến 50%.

Với lĩnh vực chăn nuôi, theo HVG, năm 2017, dự án chăn nuôi heo là bước đi mới trong chiến lược của doanh nghiệp. Hiện tại công ty đang phát triển lĩnh vực này tại An Giang và Bình Định với công nghệ từ Đan Mạch (từ nguồn heo giống, hệ thống thiết bị chuồng trại, đến đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn, thuốc thú y...).

Trong năm 2017, HVG sẽ tiếp tục phát triển, trong đó chuyển trước 2.500 con heo giống ra Bình Định để hoàn thành mục tiêu phát triển trên 10.000 con heo bố mẹ. Tại An Giang, đây sẽ là trung tâm giống 1.500 con cụ kị cộng tái đàn, 1.000 con ông bà. Với quy hoạch đó, năm 2017, HVG sẽ hoàn thành chương trình phát triển con giống.

Đối với dự án Nhà máy thức ăn chăn nuôi Việt Thắng tại Long An, HVG sẽ khởi công vào tháng 6/2017. Tháng 4/2017 tiếp tục khởi công nhà máy Remic ở Long An, trong đó HVG góp 25% vốn, nhà máy cung cấp ở 4 thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Philippins và Hàn Quốc. Dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Ngoài ra, phần lớn trong số 12 công ty con và 10 công ty liên doanh liên kết của HVG hoạt động trong ngành thủy sản, trong đó có những công ty có vị thế đáng kể trên thương trường. Lợi thế này giúp HVG đa dạng thị trường xuất khẩu, tăng năng lực sản xuất, nâng cao khả năng tự chủ về nguyên liệu./.

>> Vì sao Unicons “giải cứu” Gỗ Trường Thành?

Có thể bạn quan tâm