"Thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Ngày 4/8, tại Bắc Ninh, diễn ra hội thảo “Thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” với mong muốn trở thành cơ hội để các doanh nhân nâng cao nhận thức trong việc xây dựng và quảng bá thươ
"Thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Hội thảo do Tạp chí Thương Gia, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Ninh, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở Nước ngoài và Câu lạc bộ Thương Gia phối hợp tổ chức.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng và quảng bá thương hiệu như: chuyên gia  Đặng Thanh Vân – Giám đốc Thanhs, ông Danny Võ Thành Đăng – Doanh nhân sáng tạo và Diễn giả truyền cảm hứng @ Intercham Training Hub (Singapore), ông Ngô Việt Cường – Phó Giám đốc Công ty Phần mềm Nhân Hòa…

Ngoài ra, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng cũng đến hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm như ông Nguyễn Nhân Phượng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy và Bao bì Phú Giang kiêm Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Bắc Ninh, bà Đặng Thanh Hằng – Chủ tịch Thanh Hằng Beauty Medi, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên, ông Peter Hồng - Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị BankPAY Việt Nam- Phó Chủ Tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài….

Hội thảo cũng quy tụ nhiều doanh nghiệp đến từ nhiều tỉnh khác nhau như Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên …. và các Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

11h00: Chuyên gia tư vấn chiến lược thương hiệu Đặng Thanh Vân, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn Thương hiệu và Quản trị Thanhs

"Thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp trong kỷ nguyên số" ảnh 3

Có nhiều cách để xây dựng thương hiệu lãnh đạo thành công. Theo mô hình của chúng tôi, đầu tiên phải định hình hệ giá trị doanh nghiệp; bước thứ hai là soi chiếu vào hệ giá trị của lãnh đạo doanh nghiệp nhân xem có tương đồng hay không.

Bước thứ ba là định hình giá trị thương hiệu cá nhân hay có thể hiểu là xây dựng phong cách lãnh đạo doanh nghiệp. Vẻ ngoài của lãnh đạo doanh nghiệp không thể hiện được tổ chất của bản thân thì sức thuyết phục sẽ giảm. Vì vậy sau khi định hình được rõ giá trị cá nhân, bước tiếp theo mới định hình phong cách nào thể hiện được những hệ giá trị mà cá nhân muốn thay đổi.

Ở bước thứ tư cần đưa ra được tuyên ngôn định vị cá nhân để khẳng định bản thân nhà lãnh đạo sẽ là như thế nào trong tâm trí của nhóm đối tượng mục tiêu (VD nhân viên, khác hàng, đối tác, đối thủ, công chúng mục tiêu).
thứ năm là giai đoạn truyền thông thương hiệu. Ở giai đoạn này một lưu ý nhỏ là các nhà lãnh đạo nên chăm chút cho hình ảnh cá nhân như chuẩn bị hệ thống hình ảnh đẹp; xây dựng kênh truyền thông cá nhân…

Lưu ý, truyền thông thương hiệu cá nhân không chỉ là bài viết hay hình ảnh thông qua kênh báo chí hay Facebook mà là hành động cụ thể để thể hiện sứ mệnh, văn hóa, giá trị cốt lõi cũng như năng lực của cá nhân người lãnh đạo trên tất cả các mặt trận: bên trong nội bộ doanh nghiệp, khi tiếp xúc với khách hàng, công chúng và ngay cả ở gia đình.

Trong bước năm, một trong những điều kiện đặc biệt quyết định thành công của các thương hiệu lãnh đạo là sử dụng Ekip (hay là bộ máy nhân sự thừa hành, giúp việc hoặc bộ máy truyền thông trong doanh nghiệp) để giúp hình ảnh thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp nhanh chóng lan tỏa ra bên ngoài.

Bước thứ sáu hay còn gọi là đích đến của xây dựng thương hiệu cá nhân là “làm theo hình mẫu để trở thành hình mẫu” trong vai trò “Đại sứ thương hiệu”. Hãy trở thành hình mẫu để nhân viên noi theo và truyền cảm hứng.

 10h30: Tọa đàm "Thương hiệu Lãnh đạo DN đại sứ cho thương hiệu quốc gia"

MC: Mong bà chia sẻ trong quá trình xây dựng thương hiệu Beauty Medi trở thành một thương hiệu thể hiện sự đẳng cấp, sang trọng thì thương hiệu này có ảnh hưởng như thế nào đến chị cũng như bà đã xây dựng thương hiệu này dựa trên những tiêu chí nào của chính bản thân bà?

Bà Thanh Hằng – Chủ tịch Beauty Medi: Bản thân trong lĩnh vực làm đẹp, mục tiêu của mỗi một doanh nghiệp chính là tạo nên kết quả tốt nhất cho khác hàng. Bên cạnh đó, mình phải tạo nên sự trung thực cho khách hàng và cho cả những nhân viên đang làm việc tại công ty. Bản thân doanh nghiệp không nên đi theo hướng đánh bóng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp hay thương hiệu doanh nghiệp không phải là sự đánh bóng, nâng tầm một cách quá mức mà là tạo nên những giá trị thật. Chính vì vậy, quá trình xây dựng thương hiệu của riêng bản thân tôi cũng như Beauty Medi chính là sự thật, sự trung thực, tạo nên thương hiệu từ chính bản thân mình cũng như năng lực và khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

Trong 30 năm xây dựng thương hiệu, hình ảnh về tôi đã được đông đảo người dân Hà Nội biết đến thậm chí người dân cả nước để rồi từ đó, tôi trở thành một trong những tạo dựng được niềm tin của khách hàng.

Khi có được thương hiệu, niềm tin của các khách hàng thì khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh hay thực hiện những dự án khác,  mọi thứ đều sẽ trở nên thành công hơn, dễ dàng tạo được sự tin tưởng hơn.

 

MC: Vâng, theo như chia sẻ vừa rồi, Chủ tịch của Beauty Medi đã tạo nên được một thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp cũng như thương hiệu doanh nghiệp bắt đầu tư sự trung thực. Vậy khi thực hiện quá trình này, bà có nghĩ mình sẽ mang một sứ mệnh nào không?

Bà Thanh Hằng – Chủ tịch Beauty Medi: Khi tôi xây dựng thương hiệu, tôi luôn cho rằng, bản thân mình phải tạo dựng được những điều tốt đẹp nhất cho chính mình và hơn hết là những người phụ nữ Việt Nam, để họ được xinh đẹp hơn, hạnh phúc hơn, để họ tự tin hơn. Sau đó, mục đích xa hơn chính là mang vẻ đẹp đó lan rộng, vươn ra thế giới.

 

MC: Ông Nguyễn Xuân Dương là một trong những người rất thường xuyên suốt hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bản thân doanh nghiệp của ông cũng là một trong những doanh nghiệp có ý thức mạnh mẽ trong việc xây dựng thương hiệu. Ông Dương cũng từng nhiều lần chia sẻ mong muốn đưa ngành dệt may Việt Nam vươn ra thế giới. Liệu lý do này có phải là động lực để anh tăng cường xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp không thưa ông?

Ông Dương: Tôi nghĩ rằng, vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp trong công ty cũng vô cùng quan trọng. Tôi đồng ý với quan điểm rằng, doanh nghiệp khi đã có tiềm lực phát triển, tiềm lực kinh tế, có một chỗ đứng nhất định trên thị trường thì chú ý trong quá trin xây dựng thương hiệu lãnh đạo. Đây là yếu tố khiến doanh nghiệp có chỗ đứng, tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp tốt hơn. Điều này không chỉ tốt cho doanh nghiệp mà còn tốt cho lãnh đạo doanh nghiệp khi tham gia các cuộc hợp tác, đàm phán hay xúc tiến với các đối tác trên thị trường.

MC: Ông Nguyễn Xuân Dương là Chủ tịch Công ty May Hưng Yên với 16.000 lao động. Là một doanh nghiệp sản xuất, không phải là một doanh nghiệp dịch vụ, thương mại như Beauty Medi, ông có suy nghĩ như thế nào về việc xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp?

Ông Dương: Trong vòng 5 năm tới, việc Việt Nam hướng đến mốc xuất khẩu 50 tỷ. Chính vì vậy, lực lượng lao động là vô cùng quan trọng đối với ngành may. Hiện nay, lực lượng lao động ngành may là khoảng 1 triệu lao động nên để đạt mục tiêu đã đề ra thì lực lượng lao động sẽ tăng lên khoảng 4 triệu người. Chính vì vậy, việc phát triển tư tưởng cho lực lượng lao động, tăng cường sức ảnh hưởng của lãnh đạo đối với người lao động để tạo nên sự năng động thì càng vô cùng quan trọng.

MC: Có nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng, mình chỉ cần tăng cường sản xuất, không cần xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp. Ông có đánh giá thế nào về quan điểm này?

Ông Dương: Mỗi một doanh nghiệp có một cách xây dựng thương hiệu cá nhân khác nhau. Đơn cử như doanh nghiệp chúng tôi, dù đã hình thành khá lâu nhưng từ khi trở thành chủ tịch, tôi mới đẩy mạnh xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp. Tôi vẫn nghĩ rằng, một doanh nghiệp khi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, đã có năng lực tài chính nhất định thì nên tăng cường xây dựng thương hiệu cá nhân. Việc xây dựng thương hiệu lãnh đạo không chỉ củng cố cho người dẫn dắt và đứng đầu doanh nghiệp về hình ảnh mà còn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tạo dựng được hình ảnh và tăng giá trị của chính doanh nghiệp trên thị trường. Đó là giá trị qua lại bổ trợ cho nhau của quá trình này.

MC: Thưa quý vị, chính ông Peter Hồng là người đã đưa ra ý tưởng về “đại sứ”. Vậy xin hỏi ông, đại sứ thương hiệu có vai trò và ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Ông Peter Hồng: Tôi đã có thời gian dài làm kinh doanh và có thời gian làm cho Chính phủ. Trong thời gian tự lập doanh nghiệp và kinh doanh, tôi có thời gian chứng kiến nhiều bạn bè cùng trang lứa tự khởi nghiệp. Nhưng bản thân tôi nhận tháy, hệ thống chính sách của Việt Nam hiện còn chồng chéo, tôi nhận thấy còn chưa thông thoáng. Đó là lý do vì sao tôi thấy các doanh nhân khi tự khởi nghiệp chỉ mong có thể có đủ lợi nhuận, đủ nộp thuế chứ không thể mơ ước hay hy vọng có thể mở rộng sản xuất, phát triển doanh nghiệp.

Quay trở lại câu chuyện về đại sứ thương hiệu, tôi cho rằng, trên 90 quốc gia, ở đâu tôi cũng thấy có thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam vì ở những quốc gia đó đều có nhưng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc. Chính những con người đó đã mang và quảng bá thương hiệu, nét đẹp văn hóa, ẩm thực, phong tục… để trở thành thương hiệu của Việt Nam. Chính vì vậy, không ai khác ngoài chính những người doanh nhân sẽ là những người sẽ đưa các thương hiệu của Việt Nam ra ngoài thế giới.

Vai trò của những người doanh nhân không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà còn ở nhiều quốc gia. Mọi nơi, mọi đất nước được các doanh nghiệp hợp tác, xúc tiến thương mại đều là những cơ hội, những phương thức để quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam. Đó chính là vai trò của đại sứ thương hiệu cũng như giá trị mà vị trí này mang lại.

09h45: Ông Danny Võ Thành Đăng -  Doanh nhân sáng tạo & Diễn giả truyền cảm hứng @Intercham|Training Hub 

Thương hiệu cá nhân là những gì chúng ta tạo nên, được đông đảo mọi người nhớ đến khi chúng ta không có mặt trong khán phòng, trong không gian nào đó.

Thương hiệu cá nhân bao gồm 5 yếu tố:

Yếu tố 1 phải bắt đầu từ giá trị cốt lõi, tức là chúng ta phải xác định chúng ta có gì bên trong bản thân mình.

Yếu tố 2 là những hình ảnh và yếu tố bên ngoài. Nhiều người quen mất rằng, chỉ cần hình ảnh đẹp mà không chú trọng đến giá trị bên trong, nét đẹp trí tuệ, tính cách. Mọi người phải nhìn vào quá trình xây dựng hình ảnh của các lãnh đạo doanh nghiệp ở tầm quốc tế. Có một quy luật không bao giờ thay đổi đó chính là quy luật xây dựng hình ảnh theo quy tắc “tâm  - tầm – tài”.

Yếu tố thứ 3 chính là tạo dựng uy tín. Việc tạo dựng uy tín cũng giúp chúng ta có tiếng nói, quyền lực và địa vị nhất định trong các mối quan hệ.

Yếu tó thứ 4 chính là giao tiếp và truyền cảm hứng. Đây là yếu tố khá quan trọng đối với một nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Việc truyền cảm hứng sẽ tạo động lực cho hệ thống các nhân viên, các cấp lãnh đạo khác nhau trong công ty.

Yếu tố thứ 5 chính là đối nhân xử thế một cách chân thành. Cũng guống như tạo dựng uy tín, việc đối nhân xử thế chính là cách tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp cũng như giữa các lãnh đạo doanh nghiệp với nhau.

Các bạn hãy để ý lời nói của tiếp viên hàng không trên máy bay nhắc nhở khách hàng khi gặp sự cố. Đó chính là bạn hãy đeo mặt nạ dưỡng khí cho bạn sau đó là người thân bạn. Hồi nhỏ, đây chính là điều khiến tôi ngạc nhiên nhưng khi lớn lên dần thì tôi nhận thấy rằng, mỗi người trong cuộc sống phải biết cách bảo vệ mình bởi chỉ khi bạn bảo vệ được hình ảnh của bản thân mình, bạn mới có thể bảo vệ được những người thân yêu khác và cả những người xung quanh. Chỉ khi mình sống mình mới lan tỏa được giá trị cho những người xung quanh. Cũng giống như chị Thanh Hằng Beauty, khi muốn tạo nên vẻ đẹp cho những người khác hãy tạo nên vẻ đẹp cho chính bản thân mình.

Quá trình xây dựng hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp sẽ cần nhiều yếu tố hơn nữa.  Thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp là danh tiếng của bản thân, là những gì bạn muốn trở thành và biết đến. Mỗi một người lãnh đạo cần một xác định một hình ảnh để khi nhắc đến người lãnh đạo đó, mỗi một cá nhân sẽ nhớ đến hình ảnh đó một cách đặc biệt, ấn tượng.

Một doanh nghiệp khi mới thành lập, việc xây dựng thành công thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp sẽ hỗ trợ tích cực quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Người lãnh đạo trở thành một người nổi tiếng theo hướng tích cực là quan trọng. Khi doanh nghiệp phát triển, tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp tăng lên thì tầm lan tỏa giá trị của lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dần dần giảm xuống.

Các bạn đừng nghĩ rằng, cả cuộc đời mỗi người sẽ gắn bó với một công ty. Cuộc sống của mỗi người phải có sự cân bằng, phải có thời gian dành cho những yêu cầu cá nhân, những nhu cầu vốn có của cuộc sống. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân mang tầm lãnh đạo doanh nghiệp cần được xây dựng mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và sau đó trở thành giá trị được truyền lại cho những người kế nhiệm. Đó mới chính là di sản, là những giá trị thực sự.

09h30: Ông Peter Hồng - Phó Chủ tịch Thường trực – TTK Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài

"Thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp trong kỷ nguyên số" ảnh 8

Chia sẻ tại hội thảo, ông Peter Hồng – Chủ tịch Bankpay, Phó Chủ tịch Thường trực – TTK Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài cho biết, những thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới khi nào cũng đi bên cạnh quý vị như ông Steve Jobs của thương hiệu Apple, người thứ 2 là Billgate, người thứ 3 là Warren Bufett...Tại Việt Nam có những thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp đi vào lòng người như bà Mai Kiều Liên của Vinamilk, ông Trương Gia Bình của FPT..Bên cạnh đó cũng có nhiều sản phẩm của nhiều DN cũng đã có thương hiệu nổi tiếng khác nữa...

Ông Hồng cũng chia sẻ thêm, tại siêu thị các nước, các mặt hàng của Việt Nam có mẫu mã và chất lượng không khác so với các nước khác tuy nhiên lại có giá rẻ mạt. Tuy nhiên điều đó cũng dễ hiểu bởi giữa hàng xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc, thì ngay lập tức chúng ta sẽ chọn mua hàng Nhật Bản. Vậy nên chúng ta phải làm gì để các thương hiệu của doanh nghiệp mình có sức lan tỏa hơn nữa.

“Những người doanh nhân thành đạt, có tên tuổi đều có ý thức đạo đức dẫn dắt doanh nghiệp mình tiến lên, vươn cao, vươn xa hơn, bà con ở nước ngoài cũng gửi về số ngân sách không nhỏ, tất cả đều mong mỏi đất nước Việt Nam phát triển. Vậy nên chúng ta hãy xây dựng thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp để cùng nhau phát triển đất nước” – ông Peter Hồng nói.

09h00: Hội thảo chính thức bắt đầu

Phát biểu khai mạc: Ông Nguyễn Nhân Phượng - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Bắc Ninh 

 

Bàn về thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp, như quý vị cũng đã biết, trong một doanh nghiệp, lãnh đạo là người đại diện tiếp xúc với nhiều nhóm đối tượng công chúng như cổ đông, đối tác, nhân viên, khách hàng, bởi vậy, dù muốn hay không hình ảnh của họ sẽ tác động rất nhiều đến niềm tin và thiện cảm của công chúng dành cho doanh nghiệp. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, người tiêu dùng chỉ cần search trên mạng là có thể biết được chất lượng, mẫu mã, giá cả của sản phẩm, cũng như những thông tin của công ty và người lãnh đạo của công ty sản xuất ra sản phẩm đó.

Cũng chỉ cần xem qua các thiết bị điện tử, người tiêu dùng sẽ dễ dàng biết được sản phẩm của doanh nghiệp ấy thương hiệu đã lan tỏa đến đâu, uy tín của người lãnh đạo doanh nghiệp đang ở mức độ nào…để quyết định mua sản phẩm hay không. Bởi người tiêu dùng dễ có cảm tình hơn với những sản phẩm đã có thương hiệu và người lãnh đạo doanh nghiệp đó đã có uy tín trên thương trường.

Trong xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay, nếu thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp được chú trọng, thì đây cũng là một lợi thế để doanh nghiệp dễ dàng đàm phán, hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài. Bởi họ cũng như mình, họ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi hợp tác làm ăn với một doanh nghiệp đã có uy tín và người chủ doanh nghiệp đấy đã có tiếng nói trên thương trường…

Vậy nên chúng ta thường nói, những người lãnh đạo doanh nghiệp là những đại sứ hình ảnh, là người phát ngôn chính thống của doanh nghiệp, hay nói “hình ảnh của bạn đáng giá triệu đô”. Chính điều này đã khẳng định chắc chắn vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu lãnh đạo doanh nghiệp trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm