Tiki và Sendo sáp nhập: Khó thành! Vì đâu?

Mới đây, trang DealstreetAsia đưa tin, Tiki và Sendo – hai trang TMĐT nội địa lớn nhất Việt Nam đang tiến hành đàm phán để sáp nhập. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Việt Hùng – KOL trong cộng đồng startup công nghệ, sự hợp nhất khó có thể xảy ra.
Tiki và Sendo sáp nhập: Khó thành! Vì đâu?

Theo phân tích của ông Hùng, sự kết hợp giữa Tiki và Sendo chỉ là màn “song kiếm hợp bích” nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường chứ không phải là cuộc M&A để tạo nên một gã khổng lồ mới bởi mô hình của hai trong “Big 4” của ngành thương mại điện tử này, cơ bản khác nhau. Thương Gia đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Hùng về vấn đề này.

Thưa ông, ông đánh giá rằng, thương vụ giữa Tiki và Sendo chỉ là màn “song kiếm hợp bích” mà không phải “khắc nhập” vì hai mô hình của sàn thương mại này khác nhau. Ông có thể phân tích rõ sự khác nhau này?

Chúng ta đều biết rằng, Tiki và Sendo là “Big 4” của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động lâu năm với thời gian gần 10 năm nên về cơ bản sẽ khó để thực hiện một kế hoạch Conglomerate M&A ngay lúc này để hình thành một tập đoàn mẹ. Yếu tố thứ hai chính là vấn đề về định hướng thị trường – market driven như đã nói ở trên.

Cụ thể, Sendo có chiến lược “Lấy nông thôn vây thành thị” có thế mạnh và chiếm thị phần lớn ở các tỉnh thành địa phương, còn Tiki “từ thành thị chiếm nông thôn”, tập trung chất lượng dịch vụ tại các thành phố lớn, chẳng hạn như dịch vụ giao hàng TikiNow trong hai giờ.

Sự khác biệt về chiến lược này hình thành định hướng thị trường khác nhau cũng như khi mở rộng dịch vụ, phát triển mô hình kinh doanh và xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng khác nhau.

Việc kết hợp này có thể hiểu là một “Horizontal M&A và Vertical M&A” - một sự sáp nhập ngang hàng để cùng chia sẻ và phát triển market shares (thị phần) với nhau nhằm tối ưu hoá sự phân bổ dòng vốn, doanh thu và lợi nhuận cũng như khẳng định vị thế của cả hai trên thương trường. Còn về bản chất, Tiki và Sendo sẽ không thay đổi chiến lược kinh doanh của mình.

"Việc M&A (nếu có) sẽ là một bước đi chiến lược vô cùng thú vị tại thị trường Việt Nam, có thể nói đối với cộng đồng startup công nghệ, sự việc này là chưa có tiền lệ. Cuối cùng thì, thị trường TMĐT sẽ chỉ còn một cuộc đua song mã thì lúc đó chúng ta mới tìm ra người chiến thắng. Hãy nhớ, TOP 2 mới là winners – những người chiến thắng.

Ông Nguyễn Việt Hùng 

"Việc M&A (nếu có) sẽ là một bước đi chiến lược vô cùng thú vị tại thị trường Việt Nam, có thể nói đối với cộng đồng startup công nghệ, sự việc này là chưa có tiền lệ. Cuối cùng thì, thị trường TMĐT sẽ chỉ còn một cuộc đua song mã thì lúc đó chúng ta mới tìm ra người chiến thắng. Hãy nhớ, TOP 2 mới là winners – những người chiến thắng. Ông Nguyễn Việt Hùng

Như ông nhận định, nếu không sáp nhập mà chỉ kết hợp thì thị trường sẽ không có sự thay đổi. Thị phần của các ông lớn về cơ bản cũng không biến động. Tuy nhiên, cuộc đua trên thị trường sẽ chỉ còn 3 “ông lớn” thay vì 4 như hiện nay?

Đúng là như vậy. Hiện tại Tiki và Sendo sẽ không hợp nhất mà chỉ sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal M&A) nhằm tối ưu sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng như theo chiều dọc (Vertical M&A) nhằm tận dụng ưu thế của hai bên, kể cả cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chuỗi cung ứng và công nghệ nhằm tối ưu hóa dòng vốn và chi phí vận hành, nên thị trường thương mại điện tử sẽ không có sự biến đổi to lớn. Thị phần giữa của các ông lớn về cơ bản cũng không biến động nhiều vì Shopee được chống lưng bởi SEA và Lazada được hậu thuẫn bởi Alibaba vô cùng lớn mạnh. Tuy nhiên, nếu cuộc M&A xảy ra như tôi nghĩ, thì có thể nói cuộc đua trên thị trường sẽ chỉ còn Big 3.

Người tiêu dùng được lợi gì từ thương vụ này không, thưa ông?

Đương nhiên khách hàng sẽ là người hưởng lợi từ việc cạnh tranh của các doanh nghiệp. Khi muốn chiến thắng, doanh nghiệp sẽ phải nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách tạo nên lợi thế riêng của mình. Lợi thế đấy là tạo dựng lợi ích cho end consumer (người tiêu dùng cuối). Đó chính là lý do, khách hàng luôn được hưởng lợi trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh.

Nhìn từ thương vụ này, có phải cách để chiến thắng trong cuộc đua TMĐT là “phải đốt nhiều tiền”, hợp sức để củng cố tài chính hay cần có một tập đoàn lớn chống lưng để hỗ trợ về mặt tài chính. Theo ông thì đây có phải là nhận định chính xác?

Đúng, tuy nhiên, doanh nghiệp phải tự phát triển công việc kinh doanh của chính mình. Chúng ta đều nhận thấy, TMĐT là một “big game” mà ở đó luôn đòi hỏi những người tham gia phải có một nguồn lực tài chính mạnh và dồi dào.

Có câu “Đường dài mới biết ngựa hay”, Lazada hay Shopee đều có những tập đoàn lớn đứng đằng sau hậu thuẫn.  Điều đó tạo nên hai doanh nghiệp thương mại điện tử quá lớn trên thị trường. Đây chính là nguyên nhân khiến Tiki và Sendo buộc phải “hợp sức” để mạnh hơn về tài lực và lớn hơn về quy mô cùng cạnh tranh cũng như xây dựng chiến lược cho vòng gọi vốn kế tiếp, cũng có thể là IPO.

Tôi tin rằng, ở vòng huy động vốn kế tiếp, Tiki sẽ trở thành một “unicorn” - startup kỳ lân có định giá trên 1 tỷ USD).

Ông Nguyễn Việt Hùng

Việc M&A (nếu có) sẽ là một bước đi chiến lược vô cùng thú vị tại thị trường Việt Nam, có thể nói đối với cộng đồng startup công nghệ, sự việc này là chưa có tiền lệ. Cuối cùng thì, thị trường TMĐT sẽ chỉ còn một cuộc đua song mã thì lúc đó chúng ta mới tìm ra người chiến thắng. Hãy nhớ, TOP 2 mới là winners – những người chiến thắng.

Theo nhận định của ông, “core value” để các sàn thương mại điện tử giành phần thắng trong cuộc đua này là gì: tập trung đẩy mạnh cung cấp một ngành hàng, mặt hàng nổi bật hay cải thiện thời gian giao hàng? Bởi trước đây, Lotte hay Adayroi, trong một thời gian, đã mạnh tay mở rộng nhóm hàng thực phẩm tươi sống giao nhanh trong 2 giờ làm việc hay Grab với Shopee hợp tác để giảm thời gian giao hàng.

Muốn trở thành những người đứng đầu, nằm trong TOP 2 để giành chiến thắng thì “core value” – giá trị cốt lõi của mỗi một doanh nghiệp chính là tối ưu hóa dòng doanh thu, giảm thiểu chi phí vận hành và có một kế hoạch tài chính hoàn hảo để có được lợi nhuận.

Đối với thương mại điện tử, có thể nói một trong những việc cần làm là giảm tỷ lệ thanh toán COD, giảm tỷ lệ hủy đơn hàng và trả hàng, tăng tối đa tỷ lệ thanh toán online mà năm 2019 chúng ta có thể thấy Shopee, Lazada đã đưa mô hình ví điện tử Airpay, e-Monkey lên ứng dụng của mình. Sendo có ví điện tử Senpay, đó là một mô hình bền vững hơn của thương mại điện tử từ năm 2019.

Nếu tin Tiki và Sendo hợp nhất là “offical”, các sàn thương mại lớn còn lại như Shopee, Lazada cần có động thái nào để tăng tính cạnh tranh?

Như vậy, tôi nghĩ thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ rất quyết liệt, từ Big 4 chuyển thành Big 3 và cuộc đua giành vị trí Top 2 bây giờ mới bắt đầu. Sau hai năm, thậm chí là sau năm tài chính 2020 chúng ta có thể thấy rõ ai sẽ là winners.

Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm