Tổng cục Thuế: "Đánh thuế căn nhà thứ hai mới chỉ là... ý tưởng"

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trường Vụ chính sách thuế (Tổng cục thuế) về thông tin xôn xao sẽ đánh thuế căn nhà thứ hai của người dân.
Tổng cục Thuế: "Đánh thuế căn nhà thứ hai mới chỉ là... ý tưởng"

Đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai mới chỉ là... ý tưởng 

Theo ông Nguyễn Văn Phụng, về đề xuất đánh thuế nhà thứ hai thì báo chí đưa tin nhanh quá làm thị trường xáo động.

“Đây chỉ là đề xuất trong trung và dài hạn, chứ chưa có văn bản pháp luật nào đây. Chúng tôi đã nghiên cứu vấn đề này hàng chục năm nay rùi. Do đó, tôi khẳng định năm 2017 chưa đánh thuế sở hữu nhà thứ hai”, ông Phụng khẳng định. Bởi chính sách thuế đối với bất động phải phải dựa trên thu nhập và tài sản của người dân. Hơn nữa, người sở hữu hai căn nhà, chưa hẳn là người giàu có vì có thể họ ở tỉnh xa, mua nhà cho con cái học và ở tại thành phối.

Về chính sách thuế cho bất động sản, hiện Luật kinh doanh bất động sản năm 2013 đã có quy định rõ ràng liên quan đến hoạt động đầu tư, chuyển nhượng, cho thuê, môi giới, tư vấn bất động sản…

Trong đó, đáng quan tâm là chính sách thuế với doanh nghiệp làm dự án và người mua nhà.

Về phía chủ đầu tư, doanh nghiệp làm dự án sẽ phải nộp tiền sử dụng đất, bồi thường tái định cư. Nhà nước đã cho phép cơ chế nếu NĐT ứng tiền bồi thường tái định cư thì được trừ vào tiền sử dụng đất ở mức độ nhất định. Hoạt động này theo nguyên tắc lời ăn lỗ chịu – NĐT phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.

Còn người mua nhà, chuyển nhượng sẽ phải nộp lệ phí trước bạ, thuế chuyển nhượng… như quy định hiện hành.

Năm 2017, thị trường bất động sản được dự báo sẽ “bùng nổ” các dự án nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, thu nhập thấp. Tuy vậy, chính sách thuế ưu đãi hiện mới chỉ dành cho các dự án nhà ở xã hội, với các ưu đãi không phải trả tiền đất, thuế VAT và thuế thu nhập DN thấp hơn nhà thương mại. Song, lợi nhuận đầu tư nhà xã hội bị khống chế tối đa 10% thôi. Nhưng doanh nghiệp lại được dùng 20% quỹ đất để kinh doanh, bù đắp lợi nhuận.

Nhờ đó, người mua nhà được hưởng rất nhiều ưu đãi về giá nhà, tín dụng vay mua nhà thông qua các chính sách thuế.

“Dù vậy, muốn phát triển nhà ở xã hội thì cần có nguồn lực. Trong thời điểm hiện nay, nguồn lực cho có nên cần phải chia sẻ với những khó khăn chung”, ông Phụng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch VNREAS, có bất cập là chính sách thuế cho nhà thương mại giá rẻ hiện gần như với nhà thương mại cao cấp nên khó cạnh tranh tiêu thụ. Do đó, cần phải có hỗ trợ thì doanh nghiệp mới làm nhà giá rẻ, mới bán được. Thực tế, sau khi gói tín dụng ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng hết hiệu lực thì sản phẩm nhà giá rẻ cũng sẽ khó khăn, khó tiêu thụ.

Trong khi đó, ông Vũ Văn Phấn, Cục quản lý nhà (Bộ Xây dựng) phân tích, tín dụng nói chung và tín dụng BĐS nói riêng đang có nợ xấu lớn nhưng nợ xấu vẫn trong ngưỡng an toàn.

“Trong hội nghị mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã lưu tín về tín dụng cho BĐS, cần thực hiện theo lộ trình và các ngân hàng cho vay BĐS phải xem xét kỹ hơn”- ông Phấn nói, đồng tình ý kiến của một doanh nghiệp về thực tế, người mua nhà căn hộ cao cấp chủ yếu dùng vốn tự có, rất ít vay ngân hàng.

Do đó, nguồn tín dụng ngân hàng chủ yếu rót cho các chủ đầu tư bất động sản, mà thời gian qua, vốn chảy mạnh và các dự án quá lớn.

“Cảnh báo đưa ra là nhằm vào các dự án vay quá lớn, hoặc chủ đầu tư dự án được ngân hàng bơm vốn quá nhiều”- ông Phấn nhấn mạnh.

Ngay cả đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai, ông Phấn cho rằng, hiện vẫn chỉ là ý tưởng để nghiên cứu, xem xét thời điểm thích hợp nhằm góp phần điều tiết cung – cầu thị trường BĐS. Theo đó, người dân có nhu cầu mua nhà ở thì khuyến khích, còn nếu mua để đầu cơ thì sẽ bị hạn chế bằng công cụ thuế.

“Quan điểm của Chính phủ là nhất thiết thực hiện nhà ở và Nghị định 100, theo đó phải có nguồn tín dụng để hỗ trợ. Còn việc phát triển nhà ở xã hội thì chúng ta phải xem điều kiện, tiền túi ra sao để làm. Vì chính sách về quỹ đất, thuế cũng là tiền ngân sách”- Ông Phấn nói.

Tại hội thảo về BĐS sáng 20/12, ông Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, thị trường BĐS có khả năng sẽ giảm nhiệt và phân hóa mạnh dù năm 2017 dự báo có nhiều yếu tố thuận lợi.

Chỉ một số dự án cục bộ có ưu thế tài chính, vị trí, sản phẩm phù hợp mới có thể tiêu thụ thuận lợi. Một số dự án đã triển khai sẽ được hoàn thành. Một số dự án chuẩn bị khởi công sẽ có thể bị đình hoãn.

Năm 2016, ngân hàng Nhà nước đã siết chặt dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS, trong đó yêu cầu tăng hệ số rủi ro với tín dụng BĐS từ 150% lên 250% và giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống còn 40% theo lộ trình. Hay đề xuất đánh thuế nhà thứ hai.

Nguồn tín dụng cho thị trường bị thu hẹp khi các ngân hàng thương mại hầu như không còn dư địa về nguồn vốn ngắn hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ tháng 1/2017. Áp lực xử lý nợ xấu dự tín vào khoảng 100.000 tỷ đồng.

Giá BĐS thị trường sơ cấp đã tăng khoảng 5 – 7% so với đầu năm, giá bán tại thị trường thứ cấp cũng tăng khoảng 10 – 15%. Cuối năm 2016 giao dịch sôi động hơn, nhất là căn hộ có tỷ lệ hấp thụ lên tới gần 80%. Riêng trong quý III/2016, có tổng cộng khoảng 5.273 căn được bán ra, tăng 52% so với quý trước...

Hải Hà

>> Nhà giá rẻ “dậy sóng”: Vì sao bỏ quên “chùm khế ngọt”?

Có thể bạn quan tâm