Tổng kết 30 năm và định hướng về thu hút đầu tư nước ngoài

Ngày 4/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, số 1, Đại lộ Thăng Long, Hà Nội, sẽ diễn ra hội nghị tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với chủ đề “Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguy
Tổng kết 30 năm và định hướng về thu hút đầu tư nước ngoài

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ cùng nhìn lại quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sau 30 năm, những tác động của đầu tư nước ngoài đối với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tăng cường liên kết vùng; đồng thời, chia sẻ những cơ hội và tiềm năng đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn tới cùng những thành tựu mà cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Sau 30 năm, doanh nghiệp FDI đã trở thành một khu vực phát triển năng động, đóng góp tích cực vào các thành tựu tăng trưởng, bổ sung nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn xã hội, khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường quốc tế, tạo việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ cả về máy móc, thiết bị, tri thức và kinh nghiệm quản lý, góp phần hội nhập kinh tế quốc tế…

"Với 29.400 dự án còn hiệu lực tính đến thời điểm 20/8/2018, tổng vốn FDI chảy vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay là hơn 403,04 tỷ USD, bình quân vốn đăng ký một dự án là 13,7 triệu USD.

Việt Nam trở thành điểm hút vốn FDI trong khu vực ASEAN nhờ hội tụ đủ yếu tố thuận lợi tốt nhất cho môi trường đầu tư thông qua chỉ số, đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế về xếp hạng chỉ số môi trường kinh doanh, tự do và ngân hàng. Việt Nam có thị trường lớn, chính trị ổn định, tham gia nhiều hiệp định, vị thế vai trò cao hơn trong khu vực...

Hiện có 129 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đầu tư gần 117 tỷ USD, chiếm 35% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, British Virgin Islands và Hongkong.

Có thể bạn quan tâm